Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn 11 - Ngắn gọn

Một số thể loại văn học thơ truyện trang 133 văn 11: Đặc trưng của thơ, của truyện…?

Soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ truyện trang 133 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Câu 2: Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

Câu 1: – Loại: là phương thức tồn tại chung

– Thể: là sự hiện thực hóa của loại.

– Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.

+ Các thể loại trữ tình:  ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…

+ Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…

+ Các thể loại kịch:  kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.

 Câu 2: – Đặc trưng của thơ:

+ Tiêu biểu cho loại trữ tình.

+ Là tiếng nói của tình cảm con người

+ Chú trọng đến cai đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

– Kiểu loại thơ:

+ Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình; thơ tự sự ; thơ trào phúng.

+ Theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật; thơ tự do ; thơ văn xuôi.

– Yêu cầu về đọc thơ:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Cần biết rõ xuất xứ

+ Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.

+ Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

 Câu 3: – Đặc trưng của truyện:

+ Truyện tiêu biểu cho loại tự sự.

+ Phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó.

+ Truyện có cốt truyện, tình tiết, sự kiện, biến cố, nhân vật và số phận của từng nhân vật, hoàn cảnh và môi trường, không gian và thời gian.

+ Ngôn ngữ có nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật; lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm ; Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.

– Các kiểu loại truyện:

+ Trong văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết…

Advertisements (Quảng cáo)

+ Trong văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán; Truyện thơ Nôm.

+ Trong văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

– Yêu cầu về đọc:

+ Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng

+ Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.

+ Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện.

Luyện tập:

Bài 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến có nét đặc biệt là:

– Một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc.

– Mùa thu trong “Câu cá mùa thu” là điển hình cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

– Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.

– Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.

– Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người.

– Bút pháp nghệ thuật của thơ cổ điển (lấy động tả tĩnh).

⟹ Cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến.

Bài 2: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

a. Cốt truyện: không có cốt truyện, các chi tiế là một sự duy trì tuần hoàn về không gian thời gian.

b. Nhân vật: lần lượt xuất hiện theo thời gian. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

c. Lời kể: tâm tình, thủ thỉ như lời tâm sự. Thạch Lam đã sử dụng

Advertisements (Quảng cáo)