Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Lịch sử 11

Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại – Lịch sử 11: Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài 8 Lịch sử lớp 11: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại. Giải câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, giải bài tập lí thuyết trang 46 . Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức…).

Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?

–    Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

–    Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dần chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

–    Cùng với sự phát triển của chủ  nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

–    Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.


Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức…)

Advertisements (Quảng cáo)

– Tìm hiểu các ý sau: nguyên nhân sâu xa, mục đích, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng đế biết về những điểm chung.

– Điểm riêng: xem các cuộc cách mạng này diễn ra dưới hình thức nào trong các hình thức sau: nội chiến hay là cuộc đấu tranh giành độc lập; tính chất của các cuộc cách mạng.


Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Advertisements (Quảng cáo)

–   Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân: kiên quyết, triệt để, có ý thức tổ chức, kỉ luật.

–   Là giai cấp tiên tiến nhất và là giai cấp lãnh đạo cách mạng, có trách nhiệm đánh đổ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.
Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, cho nên có khả năng nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật phát triển khách quan của lịch sử. Trên cơ sở đó, Đảng đề ra cương lĩnh cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng. Với cương lĩnh cách mạng đúng đắn, trong quá trình đấu tranh cách mạng Đảng đề ra chiến lược, sách lược cách mạng, tìm ra những con đường, những phương pháp cách mạng sáng tạo để chỉ đạo cụ thể quá trình đấu tranh cách mạng.
Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Những người cộng sản nhận thức rõ bước phát triển tất yếu của quá trình lịch sử và những mục tiêu đấu tranh cách mạng. Họ có khả năng tổ chức, động viên, hướng dẫn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân lao động vào vào cuộc đấu tranh tự giải phóng. Với ý nghĩa đó Đảng là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản.


Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thời gian

Chiến tranh

Kết quả

1894- 1895

 Chiến tranh Trung-Nhật

Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ

 1898

Chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha

Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na,

Pu-éc-tô Ri-cô

1899-1902

Chiến tranh Anh -Bô ơ

Anh chiếm Nam Phi

1904-1905

Chiến tranh Nga-Nhật

Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin

Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.

Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

2/4/1917

 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.

Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.

Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.

Hai bên ở vào thế cầm cự.

11/1917

 Cách mạng tháng 10 Nga thành công

Chính phủ Xô viết thành lập

3/3/1918

Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp

 Nga rút khỏi chiến tranh

Đầu 1918

Đức tiếp tục tấn công Pháp

Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp

7/1918

Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công.

 Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo – Hung 2/11

9/11/1918

Cách mạng Đức bùng nổ

Nền quân chủ bị lật đổ

1/11/1918

 Chính phủ Đức đầu hàng

Chiến tranh kết thúc


Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á.

Chia theo mốc thời gian: khoảng giữa thế kỉ XIX; cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và xét các yếu tố như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).

Advertisements (Quảng cáo)