Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Hóa 11 Nâng cao

Bài 41. Ankandien: Giải bài 1, 2, 3 trang 168, 169 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Giải bài 1, 2, 3 trang 168, 169 – Bài 41. Ankandien SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy phân biệt các khái niệm polien, đien và ankađien

Câu 1. a) Hãy phân biệt các khái niệm polien, đien và ankađien

b) Đien được phân loại như thế nào ? Mỗi loại cho 1 thí dụ.

c) Viết công thức phân tử chung của ankađien, so sánh với công thức của ankan và anken.

a) Polien: Là những hiđrocacbon mạch hở có nhiều liên kết đôi C=C

Đien: Là những hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi.

           Ankađien là  hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi. Công thức chung: \({C_n}{H_{2n + 2}}\)

b) Tùy theo vị trí tương hỗ của hai nối đôi, người ta chỉ chia ankađien thành ba loại.

  Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau ít nhất hai nối đơn.

Ví dụ: \(C{H_2} = CH – C{H_2} – C{H_2} – CH = C{H_2}\)                    Hexa-1,5-đien

– Ankađien có hai nối đôi liền nhau

Ví dụ: \(C{H_2} = C = C{H_2}\)                                                      Propa-1,2-đien

– Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau chỉ một nối đơn (ankađien liên hợp)

Advertisements (Quảng cáo)

Ví dụ: \(C{H_2} = CH – CH = C{H_2}\)                                          Buta-1,3-đien (Butađien)

c) Công thức chung của ankan: \({C_n}{H_{2n + 2}}(n \ge 1)\); Công thức chung của anken: \({C_n}{H_{2n}}(n \ge 2)\); Công thức chung của ankađien: \({C_n}{H_{2n – 2}}(n \ge 3)\)


Câu 2. a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien đồng phân và có công thức phân tử: \({C_4}{H_6}\)  và \({C_5}{H_8}\)

b*)Đồng phân cấu tạo nào của pentađien có thể tồn tại dưới dạng các đồng phân hình học ? Viết công thức lập thể của chúng.

Giải

a) Với \({C_4}{H_6}\):

\(C{H_2} = CH – CH = C{H_2}\)     Buta-1,3-đien

\(C{H_2} = C = CH – C{H_3}\)            Buta-1,2-đien

Advertisements (Quảng cáo)

    Với  \({C_5}{H_8}\)

\(C{H_2} = C = CH – C{H_2} – C{H_3}\)    Penta-1,2-đien      \(C{H_2} = CH – CH = CH – C{H_3}\)    Penta-1,3-đien

\(C{H_2} = CH – C{H_2} – CH = C{H_2}\)  Penta-1,4-đien      \(C{H_3} – CH = C = CH – C{H_3}\)    Pen-2,3-đien

 

b) Đồng phân tồn tại dưới dạng đồng phân hình học là:

\(C{H_2} = CH – CH = CH – C{H_3}\)  (Penta-1,3-đien)


Câu 3. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau đây:

a) 4 nguyên tử C của buta-1,3- đien cùng nằm trên một đường thẳng  [ ]

b) 4 nguyên tử C của buta-1,3- đien cùng nằm trên một mặt phẳng   [ ]      

c) 4 trục của 4 obitan p của 4 nguyên tử C ở buta-1,3- đien cùng nằm trên một mặt phẳng   [ ]

d) 6 nguyên tử H của buta-1,3- đien không cùng ở trên  mặt phẳng với 4 nguyên tử C [ ]

e) 4 obitan p của 4 nguyên tử C ở buta-1,3- đien xen phủ với nhau tạo ra obitan \(\pi \) chung [ ]

a) S                          b) Đ

c) Đ                          d) S                           e) Đ

Advertisements (Quảng cáo)