Câu 1: Vì sao phải tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu?
Muốn chọn đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng cần phải biết các tính chất đặc trưng của nó.
Câu 2: Nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong cơ khí.
Các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong cơ khí:
+ Độ bền
+ Độ dẻo
+ Độ cứng
Câu 3: Hãy nêu tính chất và công dụng của vật liệu hữu cơ pôlime dùng trong cơ khí.
– Tính chất: Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao.
– Công dụng: Dùng chế tạo bánh răng cho các thiết bị kéo sợi.
Câu 4: Nêu tính chất và công dụng của vật liệu compôzit dùng trong cơ khí.
– Tính chất: Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, không dẫn điện, cứng, bền.
– Công dụng: Dùng để chế tạo các tấm lắp cầu dao điện, kết hợp với sợi thuỷ tinh để chế tạo vật liệu compôzit.
Câu 5: Hãy trình bày bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
a. Ưu điểm:
– Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
– Đúc được các vật có khối lượng, kích thước rất nhỏ và rất lớn.
– Tạo ra được các vật mà các phương pháp khác không tạo ra được (rỗng, hốc bên trong).
– Có nhiều phương pháp đúc có độ chính xác cao, năng suất cao nên giảm được chi phí sản suất.
b. Nhược điểm:
– Tạo ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, lõm co, vật đúc bị nứt…
Câu 6: Nêu các bước cần tiến hành khi đúc trong khuôn cát.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu làm khuôn.
Bước 2: Tiến hành làm khuôn.
Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.
Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.
Câu 7: Hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
Advertisements (Quảng cáo)
a. Ưu điểm:
– Có cơ tính cao.
– Dễ tự động hóa, cơ khí hóa.
– Độ chính xác của phôi cao.
– Tiết kiệm được thời gian và vật liệu.
b. Nhược điểm:
– Không chế tạo được vật có hình dạng, kết cấu phức tạp, quá lớn.
– Không chế tạo được các vật có tính dẻo kém.
– Rèn tự do có độ chính xác thấp, năng suất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc.
Câu 8: Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn.
a. Ưu điểm:
– Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.
– Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.
– Có độ bền cao, kín.
b. Nhược điểm: chi tiết dễ bị cong vênh.
Câu 9: Hãy trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
– Sau khi cắt gọt đi phần kim loại dư của phôi dưới dạng phoi người ta thu được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
– Phương pháp gia công KL bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí.
Advertisements (Quảng cáo)
– Sản phẩm có độ chính xác cao, nhẵn bóng bề mặt cao
Câu 10: Trình bày quá trình hình thành phôi.
Quá trình hình thành phoi: Dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho lớp KL phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tao ra phoi.
Câu 11: Hãy trình bày các mặt và các góc của dao tiện cắt đứt.
– Các mặt của dao:
Lưỡi cắt chính là giao tuyến của mặt trước với mặt sau chính được dùng để cắt KL khi tiện.
– Các góc của dao tiện:
– Góc trước y là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phắng song song với mặt phẳng đáy. Góc y càng lớn thì phoi thoát càng dễ.
– Góc sau α là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Góc α càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm
– Góc sắc β là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. Góc sắc β càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn.
Câu 12: Trình bày các chuyển động khi tiện.
a. Chuyển động cắt:
– Phôi quay tròn.
– Dao chuyển động tịnh tiến.
b. Chuyển động tịnh tiến
– Chuyển động tịnh tiến dao ngang.
– Chuyển động tịnh tiến dao dọc
Câu 13: Tiện gia công được những bề mặt nào?
Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt tròn xoay định hình, các loại ren ngoài và ren trong.
Câu 14: Máy tự động là gì? Có mấy loại máy tự động?
Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
Phân loại:
– Máy tự động cứng.
– Máy tự động mềm
Câu 15: Rôbốt là gì? Hãy nêu ví dụ về sử dụng rôbốt trong sản xuất cơ khí.
Rôbốt là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm hoạt động tự động hóa trong các quá trình sản xuất.
VD:
– Rôbốt thay thế cho con người làm việc ở những môi trường nguy hiếm và độc hại như thám hiểm Mặt Trăng, thám hiểm đáy biển, làm việc ở các hầm lò thiếu dưỡng khí và có nhiều khí độc,…
Câu 16: Dây chuyền tự động là gì?
Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằn hoàn thành một sản phẩm nào đó.
Câu 17: Máy tự động và dây chuyền tự động đem lại lợi ích gì cho con người?
Công dụng:
– Thay thế con người trong sản suất.
– Thao tác kĩ thuật chính xác.
– Năng suất lao động cao.
– Hạ giá thành sản phẩm.
Câu 18: Hãy nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí gây ra.
VD: Dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai và nguồn nước.
Câu 19: Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những biện pháp gì?
Biện pháp:
– Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất.
– Xử lí chất thải trong sản xuất cơ khí trước khi đưa vào môi trường
– Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.