Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Vật Lý 10

Bài 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 trang 54 SBT môn Lý 10: Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất ?

Bài 23 Động lượng, định luật bảo toàn động lượng Sách bài tập Vật lí 10.Giải bài 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 trang 54 Sách bài tập Vật lí 10. Câu 32.1: Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s…

Bài 23.1: Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng :

A. 50 N.s ; 5 kg.m/s.                               B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.

C. 10 N.s ; 10 kg.m/s.                             D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.

Chọn đáp án B

Bài 23.2. Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng :

A. 1,6 m/s.      B.  0,16 m/s.           C. 16 m/s.           D. 160 m/s.

Advertisements (Quảng cáo)

Chọn đáp án C

Bài 23.3. Một viên bi thuỷ tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10 2 đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chuyển động ban đầu của viên bi thuỷ tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thuỷ tinh sau khi va chạm với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.

A. 0,5 m/s, cùng chiều ban đầu.

B. 1 m/s, ngược chiều ban đầu.

Advertisements (Quảng cáo)

C. 0,75 m/s, ngược chiều ban đầu.

D. 1,5 m/s, cùng chiều ban đầu.

Chọn đáp án B

Bài 23.4: Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.

Chọn chiều chuyển động rơi của viên bi là chiều dương. Ngay trước khi chạm đất, viên bi đạt vận tốc \(v = \sqrt {2gh} \). Khi bị mặt đất cản lại và nằm yên đó thì viên bi có vận tốc v’= 0.

Áp dụng công thức về độ biến thiên động lượng :

Δp = F.Δt, với Δp = p’ – p = m.0 – mv

Suy ra :  \(F\Delta t = – m\sqrt {2gh} \approx – {10.10^{ – 3}}\sqrt {2.10.20} = – 0,2(N.s)\)

Dấu (-) chứng tỏ xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi ngược hướng với vận tốc rơi của viên bi.

Advertisements (Quảng cáo)