Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Vật Lý 10

Bài 17.1, 17.2, 17.3 trang 41, 42 SBT Lý 10: Lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu ?

Bài 17 Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song Sách bài tập Vật lí 10. Giải bài 17.1, 17.2, 17.3 trang 41, 42 Sách bài tập Vật lí 10. Câu 17.1: Một vật khối lượng m kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng…

Bài 17.1: Một vật khối lượng m kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 30° (H.17.1). Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng là

A. \(mg{{\sqrt 3 } \over 2};{{mg} \over 2}\)                       B. \(mg\sqrt 3 ;{{mg} \over 2}\)

C. \({{mg} \over 2};mg{{\sqrt 3 } \over 2}\)                       D.  \(2mg;{{2mg} \over {\sqrt 3 }}\)

Chọn đáp án C

17.2. Một thanh đồng chất, khối lượng m, tựa vào tường không ma sát. Thanh hợp với mặt đất một góc 45° (H.17.2). Lực ma sát nghỉ tác dụng vào đầu dưới của thanh là

Advertisements (Quảng cáo)

A. \({{mg} \over 2}\)

B. \({{mg} \over {\sqrt 2 }}\)

C. \({{mg} \over {2\sqrt 2 }}\)

D.mg

Advertisements (Quảng cáo)

Chọn đáp án A

Bài 17.3: Một sợi dây, một đầu buộc vào bức tường nhám, đầu kia buộc vào đầu A của một thanh đồng chất, khối lượng m. Dây có tác dụng giữ cho thanh tì vuông góc vào tường tại đầu B và hợp với thanh một góc 30° (H.17.3). Lực căng của dây và lực ma sát nghỉ của tường là

A. \({1 \over 2}mg;mg\)

B. \(mg{{\sqrt 3 } \over 2};mg\)

C. \(mg;mg{{\sqrt 3 } \over 2}\)

D. \(mg;{1 \over 2}mg\)

Chọn đáp án D

Advertisements (Quảng cáo)