Bài 12 lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc Sách bài tập Vật lí 10. Giải bài 12.4, 12.5, 12.6, 12.7 trang 31 Sách bài tập Vật lí 10. Câu 12.4: Một lò xo có độ cứng k = 80 N/m được treo thẳng đứng…
Bài 12.4: Một lò xo có độ cứng k = 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu ?
A. 17,5 cm. B. 13 cm.
C. 23 cm. D. 18,5 cm
Chọn đáp án B
Bài 12.5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 25 cm. Khi treo vào đầu dưới của nó một vật có trọng lượng P1 = 10 N thì lò xo dài 30 cm. Khi treo thêm một vật khác có trọng lượng P2 chưa biết thì lò xo dài 35 cm. Độ cứng của lò xo và trọng lượng P2 là
Advertisements (Quảng cáo)
A. 20 N/m ; 10 N. B. 20 N/m ; 20 N.
C. 200 N/m ; 10 N. D. 200 N/m ; 20 N.
Chọn đáp án C
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 12.6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.
Fmax = k(lmax – l0) = 75(30 – 20).10-2 = 7,5 N
Bài 12.7: Một lò xo được giữ cố định ở một đầu Khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F1 = 1,8 N thì nó có chiều dài l1 = 17 cm. Khi lực kéo là F2 = 4,2 N thì nó có chiéu dài l2 = 21 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
F1 = k(l1 – l0)
F2 = k(l2 – l0)
\({{{F_2}} \over {{F_1}}} = {{{l_2} – {l_0}} \over {{l_1} – {l_0}}} = > {{4,2} \over {1,8}} = {{21 – {l_0}} \over {17 – {l_0}}} = > 1,8(21 – {l_0}) = 4,2(17 – {l_0})\)
=> l0 = 14 (cm)
\(k = {{{F_1}} \over {{l_1} – {l_0}}} = {{1,8} \over {{{3.10}^{ – 2}}}} = 60(N/m)\)