Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích.
Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”.
Thân bài:
– Nhĩ là người từng trải, đã từng khi nhiều nơi trên thế giới trong suốt cuộc đời mình.
– Thế nhưng, đến cuối đời anh mới nhận ra một nơi ngay gần nhà mình mà chưa từng đặt chân đến..
– Từ đây những dằn vặt trong anh diễn ra, và anh nhận ra nhiều điều giản dị vô ngần từ người vợ tần tảo.
– Anh muốn đứa con trai sẽ thực hiện ước mơ của anh đí ang kia bãi bồi bên kia sông đẻ tận hưởng vẻ đẹp của nó.
– Nhưng tiếc rằng thằng bé lại bị cuốn vào thú vui mà xao nhãng nhiệm vụ của bố.
Kết bài:
Câu chuyện khép lại với hành động của Nhĩ vẫy tay nhưu muốn nhắc nhở đứa con.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi – mông, kể lại truyện “Bố của Xi – mông”.
Mở bài:
– Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.
– Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.
Thân bài:
Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích “Bố của Xi-Mông”.
– Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:
– Bị bạn bè trêu như thế nào?
– Bản thân đau đớn ra sao? (trong suy nghĩ, hành động,…)
– Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè
Advertisements (Quảng cáo)
Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.
– Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
– Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao ?
Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
– Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
– Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình.
-Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
Kết bài:
– Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.
– Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.
Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Mở bài:
Advertisements (Quảng cáo)
– Sau khi Mị Châu mất đi, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu nhung nhớ.
– Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng mà chết.
Thân bài:
– Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Linh hồn của Trọng Thủy sau khi chết đi tìm Mị Châu, chàng tìm hỏi đến thủy cung.
+ Miêu tả cảnh ở dưới thuỷ cung.
– Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Mị Châu gặp lại chồng vô cùng tức giận, oán trách chàng đã lừa nàng làm nước mất nhà tan.
+ Trọng Thủy vô cùng hối hận vì hành động của mình.
+ Chàng khóc xin thứ lỗi.
+ Mị Châu kiên quyết không tha lỗi lầm này, rồi cự tuyệt Trọng Thuỷ.
Kết bài:
– TrọngThuỷ được tha về nơi chín suối với sự dằn vặt ngàn năm vì tội lỗi của mình.
Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Mở bài: Ngày xưa khi đi học tôi là học sinh cá biệt chuyên quậy phá ở lớp, nhưng có một người thày đã làm tôi thay đổi bởi sự ân cần, quan tâm của cô.
Thân bài:
– Ở lớp tôi là học sinh cá biệt nhất:
+ chuyên nói chuyên, đi học muộn, quậy phá lớp khiến thầy cô tức giận và ông bà bất lực.
-Kì hai, năm học lớp 10, lớp tôi có cô chủ nhiệm mới.
+ Ngay từ buổi học đầu tiên, cố nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến.
+ Cô gọi riêng tôi ra hỏi chuyện.
+ Tôi kể cho cô nghe về hoàn cảnh gia đình (bố mẹ mất sớm, tôi ở với ông bà nên thiếu đi tình yêu thương).
– Cô đồng cảm với hoàn cảnh của tôi và đã cùng tôi vượt qua những năm tháng khó khăn nhất trong đời học sinh.
+ Mỗi buổi chiều cô ở lại giảng bài thêm cho tôi.
+ Cô kể cho tôi những câu chuyện về người hoàn cảnh trên thế giới đã vượt qua bi kịch cá nhân để vươn tới thành công.
– Thời gian trôi qua, tình cảm cô trò thêm gắn kết, thành tích học tập của tôi đi lên, tôi không còn quậy phá như trước nữa.
Kết bài:
Thời gian trôi qua, tôi biết ơn cô sâu sắc vì đã giúp tôi trưởng thành và vượt qua giông bão của cuộc đời.