Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Địa Lý 10

Bài 29. Địa ngành chăn nuôi – Địa lớp 10 : Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi?

Bài 29 Địa lí lớp 10 : Địa lí ngành chăn nuôi. Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 116 . Cho bảng số liệu:.

Câu hỏi lý thuyết 1 – SGK

Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị  sản xuất nông nghiệp?

Ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.


Câu hỏi lý thuyết 2 – SGK

Ở địa phương em hiện nay đang có những hình thức và hướng chăn nuôi nào?

Liên hệ địa phương em về:
– Các hình thức chăn nuôi: chăn thả, nửa chuồng trại, chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp.
– Các hướng chăn nuôi: lấy sức kéo, lấy thịt, sữa, da, lông


Câu hỏi lý thuyết 3 – SGK

Dựa vào hình 29.3, em có nhận xét gì về sự phân bố đàn gia súc trên thế giới?

Advertisements (Quảng cáo)

– Bò: ở vùng đồng cỏ tươi tốt; Ấn Độ, Bra-xin. Trung Quốc, Hoa Kì, Ac-hen-li-na, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, LB Nga, Pa-kit-xtan, Ô-xtrây-Ii-a.
– Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới ẩm. Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pi, Xu-đăng,…
– Lợn: vật nuôi ở vùng lương thực thâm canh; Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, LB Nga,..
– Cừu: ở vùng đồng cỏ khô cằn; Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, I-ran, Anh, Xu-đăng, CH Nam Phi, Niu Di-len. Thổ Nhĩ Kì…
– Dê: ở vùng đồng cỏ khô cằn; Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pia, Xu-đăng, Ni-giê-ri-a, Bra-xin,…


Câu hỏi lý thuyết 4 – SGK

Ở địa phương em nuôi trồng những loại thủy sản nào?

Liên hệ địa phương em về những loại thủy sản đang nuôi trồng. Ví dụ: tôm càng xanh, tôm xú, cá ba sa…

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 1: Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi?

– Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
– Đặc điểm
+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học — kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
+ Trong nén nông nghiệp hiện đại. ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, lèn. trứng,…).


Bài 2: Cho bảng số liệu:

        ĐÀN BÒ VÀ LỢN TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980 – 2002 (TRIỆU CON)

– Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng bò và lợn?

– Nhận xét.

a) Vẽ biểu đồ:

b) Nhận xét:

Giai đoạn 1980-2002:
Số lượng bò và lợn ngày càng tăng. Cụ thể:
+ Số lượng bò tăng từ 1218,1 triệu con (1980) lên 1360,5 triệu con (2002), tăng gấp 1,1 lần.
+ Số lượng lợn tăng từ 778.8 triệu con (1980) lên 939,3 triệu con (2002), tăng gấp 1.2 lần.
Số lượng bò nhiều hơn lợn ở tất cả các năm.


Bài 3: Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:
Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Việc khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản đang cạn dần. Việc nuôi trồng thủy sản không gặp nhiều khó khăn, tốn kém, giúp tận dụng diện tích mặt nước, giải quyết việc làm. chủ động được nguồn cung thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..

Advertisements (Quảng cáo)