[Bài 18 Hóa 10] Lý thuyết và giải bài 1, 2,3,4 trang 86; bài 5, 6, 7, 8 ,9 trang 87 SGK Hóa 10: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
I – PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ
1. Phản ứng hoá hợp
Tгопg phản ứng hoá hợp. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
2. Phản ứng phân huỷ
Trong phản ứng phân huý. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thav đổi.
3. Phản ứng thế
Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
4. Phản ứng trao đổi
Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.
II – KỂT LUẬN
Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, có thể chia phản ứng hoá học thành hai loại :
a) Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá – khử.
Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một sô phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.
b) Phản ứng hoá học không có sự thay dổi số oxi hoá, không phải là phản ứng oxi hoá – khử.
Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một sô phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.
Hướng dẫn giải bài tập bài 18 Hóa 10 trang 86, 87:
Bài 1: Cho phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl
Trong phản ứng này, nguyên tử natri
A. bị oxi hoá.
B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
D. không bị oxi hoá, không bị khử.
Chọn đáp án đúng.
TRẢ LỜI : A đúng.
Bài 2 trang 86 Hóa 10: Cho phản ứng : Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Advertisements (Quảng cáo)
Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+:
A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron,
C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron.
Chọn đáp án đúng.
B đúng.
Bài 3 trang 86: Cho các phản ứng sau :
A. Al4C3 + 12H2O —> 4Al(OH)3 + 3CH4
B. 2Na + 2H2O —> 2NaOH + H2
C. NaH + H2O —> NaOH + H2
D. 2F2 + 2H2O —> 4HF + O2
Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá – khử ?
A đúng.
Bài 4.Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá – khử :
A. Tạo ra chất kết tủa.
B. Tạo ra chất khí.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất.
D. Có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố.
Chọn đáp án đúng.
D đúng.
Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 87) Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử ? Giải thích.
a) SO3 + H2O → H2SO4
b) СаСОз + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
c) С + H2O → CO + H2
d) CO2 + Ca(OH)2 —> СаСОз + H2O
e) Ca + 2H2) → Ca(OH)2 + H2
g) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
Giải bài 5: Trong những phản ứng trên chỉ có phản ứng c), e), f) là những phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đối số oxi hoá của các nguyên tốư
Bài 6: Lấy ba thí dụ phản ứng hoá hợp thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử và ba thí dụ phản ứng hoá hợp không là loại phản ứng oxi hoá – khử.
Hướng dẫn: Ba thí dụ phản ứng hoá hợp thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử :
Ba thí dụ phản ứng hoá hợp không thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử :
CaO + CO2 → СаСОз
Na2O + H2O → 2NaOH
SO3 + H2O → H2SO4.
Bài 7. Lấy 3 thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hoá – khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hoá – khử.
Giải: Ba thí dụ phản ứng phân hủy là phản ứng oxi hoá – khử :
CaCO3 -tº→ CaO + CO2↑
NH4Cl -tº→ NH3 + HCl
Cu(OH)2 -tº→ CuO + H2O
Ba thí dụ phản ứng phân hủy không là phản ứng oxi hoá – khử
Cu(OH)2 -tº→ CuO + H2O
СаСОз -tº→ CaO + CO2
H2CO3 -tº→ CO2 + H2O.
Bài 8: Vì sao phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hoá – khử ?
Sở dĩ phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hoá – khử vì trong phản ứng thế, bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Bài 9 trang 87 Hóa 10: Viết phương trình hoá học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau :
a) КСlOз —> O3 —> SO2 —> Na2SO3
b) S —> H2S —> SO2 —> SO3 —> H2SO4
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử ?
Giải bài 9:
a) (1) 2КСЮ3 —> 2KCl + 3O2 ; (2) S + O2 —> SO2
(3) SO2 + 2NaOH —> Na2SO3 + H2O
Phản ứng oxi hoá – khử là (1) và (2).
b) (1) S + H2 —> H2S ; (2) 2H2S + 3O2 —> 2SO2 + 2H2O
(3) 2SO2 + O2 —> 2SO3 ; (4) SO3 + H2O —> H2SO4
Phản ứng oxi hoá – khử là : (1); (2); (3).