Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10

Bài 9, 10, 11, 12 trang 203 Vật lý lớp 10: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng Lý 10. Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 203 SGK Vật lý lớp 10. Tại sao nước mưa không bị lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?; Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?

Bài 9: Tại sao nước mưa không bị lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?

A. Vì vải bạt bị dính ướt nước c.

B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước.

C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.

D. Vì hiện tượng mao dẫn nhăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.

Chọn C


Bài 10: Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?

A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.

C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.

D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.

Chọn A


Bài 11: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixerin ở 20oC là 64,3 mN. Tính hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Lực căng bề mặt của glixerin tác dụng lên vòng xuyến:

                 FC = F – P = 62,5 – 45 = 17,5 mN.

+ Tổng chu vi ngoài và chu vi trong của vòng xuyến:

                P = π (D+d) = 3,14 ( 44 + 40 ) = 263, 76mm

+ Hệ số căng mặt ngoài của glixerin ở 200 C:

                 σ = \(\frac{F_{c}}{}l\) = \(\frac{17,5.10^{-3}}{263,76.10^{-3}}\) = 66,3.10-3 N/m.


Bài 12: Một màng xà phòng được căng trên bề mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng ab dài 50 mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung (Hình 37.8). Tính trọng lượng P của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng. Màng xà phòng có hệ số căng bề mặt σ = 0,040 N/m.

+ Đoạn dây ab nằm cân bằng khi trọng lượng của đoạn dây có độ lớn bằng lực căng bề mặt Fc của màng xà phòng tác dụng lên nó:

              P = Fc = 2σl = 0,040. 2.50.10-3

             P = 4. 10-3N.

Advertisements (Quảng cáo)