Bài 4: Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn ∆l (∆l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
A. +\(\frac{1}{2}\)k(∆l)2. B. \(\frac{1}{2}\)k(∆l).
C. -\(\frac{1}{2}\)k(∆l). D. -\(\frac{1}{2}\)k(∆l)2.
Chọn A.
Bài 5: Trong hình 26.5, hai vật cùng khối lượng nằm ở hai vị trí M và N sao cho MN nằm ngang. So sánh thế năng tại M và N.
Advertisements (Quảng cáo)
vì đoạn MN nằm ngang nên đối với cùng mốc thế năng, thế năng của vật tại M và tại N là như nhau,
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 6: Lò xo có độ cứng k = 200 Nm, một đầu cố định đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi bị lo xo nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối của vật không?
– Thế năng đàn hồi của lò xo:
Wt = \(\frac{1}{2}\).k.(∆l)2
= \(\frac{1}{2}\).200.(2.10-2)2 = 4.10-2 J.
– Thế năng không phụ thuộc vào khối lượng vật.