Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10

Bài 1, 2, 3, 4 trang 209 SGK Vật lý lớp 10: Sự chuyển thể của các chất

 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất Lý 10 .Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 209 SGK Vật lý lớp 10.  Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì?; Sự bay hơi là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự bay hơi là gì?

Bài 1: Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy?

Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.

Quá trình chuyển ngược từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.

Các đặc điểm của sự nóng chảy:

 Mỗi vật rắn tinh thể nóng chảy ở một nhiệt độ không đổi xác định ứng với một áp suất bên ngoài xác định (Bảng 38.1).

  – Các vật rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp, nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

  – Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc (trừ nước đá).

  – Đối với các chất rắn, thể tích của chúng tăng khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy tăng theo áp suất bên ngoài. Ngược lại, đối với các chất có thể tích giảm khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm khi áp suất bên ngoài tăng

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 2: Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này?

 Nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy của vật rắn.

Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ với khối lượng m của vật rắn:

Q = λm

Advertisements (Quảng cáo)

  trong đó, hệ số tỉ lệ λ là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy .Đơn vị (J/kg)


Bài 3: Sự bay hơi là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự bay hơi là gì?

  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi.

  Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.


Bài 4: Phân biệt hơi bão hòa với hơi khô. So sánh áp suất hơi bão hòa với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ?

Phân biệt hơi bão hòa với hơi khô:

Mật độ phân tử của hơi mặt thoáng vẫn tiếp tục tăng nên hơi chưa được bão hòa và gọi làhơi khô.

Khi tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi thì quá trình ngưng tụ – bay hơi đạt trạng thái cân bằng động : mật độ phân tử hơi không tăng nữa và hơi trên mặt thoáng khi đó gọi là hơi bão hòa.

So sánh áp suất hơi bão hòa với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ:

Hơi khô càng xa trạng thái bảo hòa sẽ càng tuân theo đúng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

Khi hơi bị bão hòa, áp suất của nó đạt giá trị cực đại và được gọi là áp suất hơi bảo hòa.Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng bay hơi.

Advertisements (Quảng cáo)