Mấy trang kết thúc truyện Chiếc lả cuối cùng trên đây của o Hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai ỉần, gây hứng thú và lầm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
Câu 1: – Những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men:
+ “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” → lo lắng cho Giôn-xi.
+ Cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt.
– Nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ, hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó được tạo ra bằng tình yêu thương và cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác.
Câu 2: – Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men:
+ Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.
+ Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.
– Nếu Xiu biết trước ý định của cụ thì truyện sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp.
Câu 3: – Giôn-xi bệnh nặng, cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình, suy nghĩ tuyệt vọng: khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió lớn, cô nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá. Nhưng không, một chiếc lá vẫn bám trụ ở đó, cô nhận ra sự sống thật bền vững, thật gan lì. Nhìn lại bản thân, cô nuôi lại niềm ham sống, bám trụ như chiếc lá kia.
Advertisements (Quảng cáo)
– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm.
Câu 4: Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:
– Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.
– Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng đã đột ngột ra đi.