Câu mở đầu
1.Nếu muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào?
2.Nếu muốn biết thời gian, bạn dùng dụng cụ nào?
3.Nếu muốn nhìn thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào?
1. Dụng cụ đo chiều cao là thước kẻ, thước dây,…
2. Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ.
3. Dụng cụ để phóng đại nhìn thấy những vật nhỏ là kính lúp, kính hiển vi.
Vận dụng mục 1
Kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng.
Dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng là thước kẻ, thước cuộn, cân, đồng hồ,…
Tìm hiểu thêm mục 1
Hãy quan sát hình 2.4 và mô tả cách đo thể tích của một hòn đá. Em cần phải thực hiện những bước nào và bằng cách nào để biết được thể tích của hòn đá.
Các bước đo thể tích một hòn đá:
– Đổ một lượng nước vừa phải vào ống đong có chia các mức đo thể tích.
– Buộc dây vào hòn đá thả vào ống đong đến khi viên đá ngập hẳn trong nước.
– Quan sát thể tích nước trong ống dâng lên, chênh lệch thể tích nước lúc đầu và lúc sau khi thẻ hòn đá chính là thể tích hòn đá.
Câu hỏi mục 1 trang 14 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả?
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì chúng ta sẽ đọc sai độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ. Từ đó việc ghi kết quả và đo theo vạch sẽ không chính xác.
Tìm hiểu thêm 2
Đo thể tích nước bốc hơi
Em hãy sử dụng hai ống đong giống nhau có chia độ a/ và b/. Cắm cành cây tươi vào ống đong a/, đổ nước vào cả hai ống đong với mức nước bằng nhau (hình 2.5). Để cả hai ống đong ngoài ánh sáng trong cùng điều kiện môi trường. Sau một ngày, quan sát và ghi lại lượng nước ở ống đong a/ và ống đong b/. Hãy so sánh lượng nước còn lại ở hai ống đong và tìm hiểu vì sao lại có kết quả như vậy?
Advertisements (Quảng cáo)
Bảng theo dõi mực nước trong bình a và b
Lượng nước |
Bình nước có cây (Bình a) |
Bình nước không có cây (Bình b) |
Ban đầu |
50ml |
50ml |
Sau 1 ngày |
45ml |
47ml |
Sau một ngày, ta quan sát mực nước ở trong cả bình a và bình b, ta thấy, mực nước ở trong cả 2 bình có giảm, nhưng ở bình a giảm nhiều hơn vì:
– Bình b nước bị bay hơi ra bên ngoài.
– Bình a nước vừa bị bay hơi vừa bị cây hấp thụ để cây sinh trưởng.
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 15 Khoa học 6 cánh diều
Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học.
Quan sát hình.
Tác dụng các bộ phận chính của kính hiển vi quang học:
– Giá đỡ: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
– Hệ thống phóng đại:
+ Thị kính: bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn.
+ Vật kính: là bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100.
– Hệ thống chiếu sáng:
+ Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
+ Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng
– Hệ thống điều chỉnh: di chuyển các vùng mẫu vật để tìm được đúng vị mẫu cần quan sát.
+ Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
+ Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
+ Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
+ Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
+ Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
+ Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).
Câu hỏi mục 2 trang 16 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và trong hình 2.10 em không được làm trong phòng thí nghiệm.
Quan sát hình.
Vì trong phòng thực hành, nếu không cẩn thận sẽ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng lửa và các hóa chất. Vì vậy những việc cần làm như trong hình 2.9 là cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ngược lại, những việc ở hình 2.10 là những hành động không được làm.
Luyện tập 1 mục 2 trang 18 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành. Đề xuất cách xử lí an toàn cho tình huống đó.
Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành:
– Ngửi hóa chất độc hại
– Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nhau
– Làm vỡ ống hóa chất
– Chạy nhảy trong phòng thực hành
Các biện pháp:
– Dùng kẹp để nhặt thủy tinh vỡ
– Mang găng tay cao su dày, ủng cao su, mặt nạ phòng hơi độc, kính bảo vệ mắt, khẩu trang.
– Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong
– Nếu hóa chất dính vào người thì cần nhanh chóng thông báo cho thầy cô giáo biết để xử lí đúng cách. Hóa chất dính vào miệng: ngay lập tức nhổ vào chậu, súc miệng nhiều lần với nước sạch. Hóa chất dính vào người, quần áo: rửa sạch bằng nước
Luyện tập 2 mục 2 trang 16 SGK KHTN 6 Cánh Diều
Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành mà em biết và nêu ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo đó.
Độc tính cấp tính (đường miệng, da, hít), loại 1, 2, 3.
– Chất nổ không ổn định.
– Chất nổ, các đơn vị 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6.
– Các chất tự phản ứng và hỗn hợp, loại A, B.
– Peroxit hữu cơ, loại A, B.
– Khí dễ cháy, bình xịt dễ cháy.
– Chất lỏng, rắn dễ cháy, loại 1, 2, 3.
– Các chất tự phản ứng và hỗn hợp, loại B, C, D, E, F.
– Nguy hiểm cấp tính đối với môi trường nước, loại 1.- Mối nguy hiểm lâu dài đối với môi trường thuỷ sinh, loại 1, 2.