Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT GDCD 6

Giải 10 bài trang 54,55,56 SBT GDCD lớp 6: Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc báo đảm công bằng xã hội về giáo dục ?

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập: Giải bài tập1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 54, 55, 56 SBT GDCD lớp 6. Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội; Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc báo đảm công bằng xã hội về giáo dục ?…

Bài 1: Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội ?


Đối với bản thân: Giúp cho con người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội.
– Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.
– Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp

Bài 2: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo quy định của pháp luật.

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân

+ Quyền đó là: học không hạn chế bậc giáo dục từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học

+ Có thể học bất kỳ nghành nghề nào mà bản thân thích

 +Tùy điều kiện cụ thể có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời

Nghĩa vụ: Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.

Bài 3: Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với việc học tập của con em ? Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc báo đảm công bằng xã hội về giáo dục ?

 + Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện ,tham gia các hoạt động, của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm chỉ bảo, làm gương cho các em.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhà nước có vai trò đảm bảo việc công bằng xã hội về giáo dục cho các em, đảm bảo có hệ thống giáo dục công bằng, có sách giáo khoa được biên soạn theo đúng lứa tuổi nhận thức của  các em.

Bài 4: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói vê ý nghĩa của việc học tập ?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim

D. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Bài 5: Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập ?

Advertisements (Quảng cáo)

Hành vi

Đúng

Sai

A. Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

B. Kiến nghị với nhà trường về các biện pháp để việc học tập của học sinh được tốt hơn.

c. Chỉ học ở trường và tự học ở nhà, không chịu đi học thêm.

D. Chỉ chăm chú vào học tập, không tham gia các hoạt động khác của trường.

E. Tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cách học tốt nhất.

 Bài 6. Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với cách học ở cột II

I

II

A. Chỉ khi cô giáo dặn kiểm tra thì mới học bài ở nhà.

1. Học vẹt

B. Chỉ chăm chú học một số môn mà mình thích, các môn khác thì học qua loa.

2. Lí thuyết suông

‘C. Chỉ học thuộc bài, không cần hiểu vì đã có sách giải để chép.

3. Học đối phó

D. Chỉ học trong sách vở, không biết liên hệ thực tế và thực hành.

4. Học lệch

Câu Đáp án
Câu 4 B
Câu 5

Đúng: B,C,E

Sai: A,D

Câu 6

A-3

B-4

C-1

D-2

Bài 7: Em hiểu thế nào vể các cách học sau : học đối phó, học tủ, học lệch, học vẹt, lí thuyết suông ? Hãy thảo luận với các bạn về tác hại của các cách học ấy, liên hệ xem ở lớp có hiện tượng đó không và tìm biện pháp khắc phục.

-Học đối phó, học tủ, học lệch, học vẹt, lí thuyết suông là làm bài nhằm lấy điểm chứ không có kiến thức, nhằm thoát khỏi sự kiểm tra của thầy cô chứ không có hiệu quả chất lượng. – Học sinh học qua loa, đối phó sẽ mất dần kiến thức căn bản, không đạt kết quả trong học tập, dẫn đến tâm lí chán nản, mặc cảm, dễ đi đến bỏ học.

Bài 8: Nhiều trẻ em ở bản Nhắng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn đã 10 – 12 tuổi mà vẫn chưa biết chữ. Huyện đã cử cô giáo người Tày về bản. Cô đến từng nhà ghi tên các em, động viên cha mẹ cho con đi học. Mọi người trong bản đều tích cực hưởng ứng. Riêng gia đình ông An đã không tham gia xây dựng lớp, lại còn bắt con đi nương, đi kiếm củi suốt ngày, không cho con đi học. Mọi người góp ý thì ông nói : “Cho con đi học hay không, đó là quyền của tôi”.

Việc ông An không cho con đi học và cho rằng đó là quyền của ông có đúng không ? Vì sao?

Suy nghĩ và việc làm của ông An là sai vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng. Pháp luật cũng quy định gia đinh có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện.

Bài 10: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ : “Học thầy không tày học bạn” ? Hãy trao đổi với các bạn và người lớn để hiểu rõ lời khuyên của người xưa về việc học.

Câu tục ngữ có ý khuyên người ta không chỉ học tập ở thầy mà còn phải chú ý học tập ở bạn nữa.

Hoàn cảnh gia đình của Thảo như thế nào ?

Năm em 4 tuổi, căn bệnh ung thư máu nghiệt ngã cướp đi người cha thân yêu của Thảo, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai người mẹ quanh năm lam lũ. Vượt qua hoàn cảnh gia đình, em luôn đạt thành tích cao trong học tập, 7 năm liền là Học sinh Giỏi.

Vì sao Thảo học giỏi và là tấm gương cho các học sinh khác noi theo ?

Thảo có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cha mất sớm, để lại gánh nặng lên đôi vai gầy gò của mẹ. Vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thảo đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện trong 7 năm học liền và dành được nhiều suất học bổng, giúp đỡ mẹ công việc gia đình. Thảo học giỏi và là tấm gương cho các học sinh noi theo.

Advertisements (Quảng cáo)