Trang Chủ Tin tức

Đề giữa kì môn Văn lớp 7 – THCS Phương Trung 2018: Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt?

Sở GD & ĐT Thanh Oai trường THCS Phương Trung tổ chức kiểm tra chất lượng giữa kì 1 môn Văn lớp 7, có đáp án.

Câu 1(1,5 điểm):

Phân biệt ca dao và tục ngữ. Cho ví dụ.

Câu 2(1,25 điểm):

Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt?

Than ôi! Sức người không địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

Câu 3(2,25 điểm):

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêucầu bên dưới:

“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

        -Đây rồi!…Thế chứ lại!

      Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

        -Ù! Thông tôm, chi chi nảy!…Điếu, mày!

    Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước,chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?

3. Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong đoạn trên là gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó

Câu 4(5,0 điểm):

Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”.

Advertisements (Quảng cáo)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA KÌ I

                                       NĂM HỌC 2018-2019

                                               Môn Ngữ văn 7

Câu 1(1,5 điểm)

                          Tục ngữ                        Ca dao
-Là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống

-Phương thức biểu đạt: nghị luận

-Là lời thơ của dân ca, diễn tả đời sống nội tâm của  người lao động.

-Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Phân biệt đúng: 1 điểm

Lấy ví dụ đúng:0,5 điểm

Câu 2(1,25 điểm):

-Nêu đúng khái niệm: Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ (0,5 đ)

-Xác định đúng  3 câu đặc biệt: Than ôi!, Lo thay!, Nguy thay! (Mỗi câu đúng 0,25 đ)

Câu 3(2,25 đ)

1.Tên văn bản: Sống chết mặc bay(0,25 đ)

Tác giả: Phạm Duy Tốn (0,25)

Advertisements (Quảng cáo)

2.Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.(0,5 đ)

3. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật: tương phản, liệt kê, tăng cấp (0,5đ)

Tác dụng: Làm nổi bật thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, táng tận lương tâm của quan phủ và tình cảnh khốn đốn, lầm than vô cùng đáng thương của người dân khi đê vỡ, góp phần làm tăng giá trị tố cáo cho tác phẩm.

Câu 4(5 đ)

*Yêu cầu về hình thức(1,0 đ)

-Làm đúng kiểu bài giải thích và chứng minh

– Bài làm có ba phần: MB, TB, KB

-Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giải thích rõ ràng, dẫn chứng hợp lí.

– Trình bày sạch đẹp.

*Yêu cầu về nội dung: Hs có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần theo định hướng sau:

Mở bài:

-Giới thiệu giá trị của đất đai

-Trích dẫn câu tục ngữ

Thân bài:

-Giải thích:

Tấc là  đ ơn vị đ o diện tích, thường chỉ đ ất đ ai. Tấc lại chuyển sang đo khối lượng của vàng “tấc vàng”. Nhân dân ta đã     lấy tấc đất so sánh với tấc vàng, lấy cái bình thường  để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai có giá trị cao. Câu tục ngữ còn mang hàm nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.(1đ)

-Chứng minh:

Câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa đúng, ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: ruộng vườn, nương rẫy để trồng trọt, gieo trồng cây trái, lúa, hoa màu…Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm trái ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông.(1 đ)

Đất là tài sản vô giá dể làm nhà ở, xây dựng nhà xưởng, cơ quan, trường học…(0,5đ)

Đất còn là nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp mang lại giá trị cao: gốm sứ, gạch ngói,,,(0,5đ)

Câu tục ngữ phê phán thái độ lãng phí đất đai: bỏ hoang ruộng vườn, làm ô nhiễm môi trường đất (0,5đ)

Bài học: biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không làm cho ruộng đồng, vườn tược bị bạc màu, khô xác,cằn cỗi. Không  ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”(0,5đ)

Kết bài:

Khẳng định tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.(0,25đ).

Advertisements (Quảng cáo)