Câu 6: Trình bày cấu trúc, chức năng của nhân tế bào.
Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào :
* Cấu trúc :
Nhân tế bào là bào quan có kích thước lớn nhất và dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân chuẩn. Đa số tế bào có một nhân (một số tế bào có thể có hai hay nhiều nhân, cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn ở tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.
– Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
– Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc trải qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng NST trong mỗi tế bào nhân chuẩn mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xô ma ở người có 46 NST, ở ruồi giấm có 8 NST, ở đậu Hà Lan có 14 NST, ở cà chua có 24 NST,…
– Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt mầu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80-85%) và rARN. Nhân con không có màng riêng, chúng bị phân huỷ và mất đi khi tế bào phân chia. Nhân con chỉ được hình thành lại khi tế bào con được tách ra nhờ phân bào.
* Chức năng :
Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.
Câu 7: Trình bày cấu trúc, chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào.
* Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan tổng hợp ATP. Đó là ti thể và lục lạp.
* Sự giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp :
– Giống nhau :
Advertisements (Quảng cáo)
+ Là những bào quan có màng kép (2 màng).
+ Có nguồn gốc cộng sinh.
+ Có chức năng chuyển hoá năng lượng.
– Khác nhau :
+ Ti thể : Có mào răng lược, hô hấp hiếu khí (chuyển hoá năng lượng trong chất dinh dưỡng thành năng lượng ATP).
+ Lục lạp : Có hạt chứa tilacôit, quang hợp (chuyển hóa quang năng thành hoá năng trong chất dinh dưỡng).
Câu 8: Trình bày cấu trúc, chức năng của lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
Cấu trúc và chức năng của mạng lưới nội chất và bộ máy Gôngi :
Advertisements (Quảng cáo)
* Lưới nội chất :
– Cấu trúc: Là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất.
Có hai loại lưới nội chất : lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.
– Chức năng : Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin tạo nên màng tế bào.
* Bộ máy Gôngi
– Cấu trúc : Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng cách nhau, theo hình vòng cung.
– Gắn nhóm tiền tố cacbonhiđrat vào prôtêin (được tổng hợp ở lưới nội chất), tổng hợp một số hoocmôn.
Câu 9: Phân biệt quang tổng hợp với hoá tổng hợp.
Sự giống và khác nhau giữa quang tổng hợp và hoá tổng hợp :
– Giống nhau: Đều tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể từ các chất vô cơ.
– Khác nhau:
+ Hoá tổng hợp: đồng hoá CO2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể.
+ Quang tổng hợp: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng do các sắc tố quang hợp hấp thu, được chuyển hoá và tích luỹ ở dạng năng lượng hóa học tiềm tàng trong các hợp chất hữu cơ của tế bào.
Câu 10: Trình bày mối liên quan và sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp.
Mối liên quan và sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp :
* Mối liên quan :
– Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia.
– Cùng chung nhiều sản phẩm trung gian, nhiều hệ enzim.
– Nguồn năng lượng ở dạng ATP tạo ra trong quá trình này được sử dụng cho quá trình kia.
* Sự khác nhau :
Hô hấp |
Quang hợp |
– Tạo ra C02 và H20. – Giải phóng năng lượng. – Là quá trình ôxi hoá (ưu thế). – Là quá trình phân giải. – Xảy ra ở ti thể của tế bào, ở mọi lúc. |
– Đòi hỏi C02 và H20. – Hấp thu năng lượng ánh sáng. – Là quá trình khử. – Là quá trình tổng hợp. – Xảy ra ở lục lạp của tế bào có diệp lục, có ánh sáng. |