Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới nền kinh tế từ năm
A.1975. B. 1985.
C. 1986. D. 1990.
2. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế
A. APEC, ASEAN, OPEC.
B. EEC, OPEC, OEDC.
C. OEDC, WTO, EEC
D. ASEAN, APEC, WTO
1 – D
2 – C
Câu 2: Cho biết cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào?
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Advertisements (Quảng cáo)
– Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này rõ nhất.
– Tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng đã tăng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.
– Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:
NHŨNG THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Thành tựu |
Thách thức |
|
|
Thành tựu |
Thách thức |
– Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm – Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. – Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng. – Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư |
– Vượt qua nghèo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội
-Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức – Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế… – Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. |
Câu 4: Dựa vào hình 6.2. Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, tr. 21 SGK, hãy:
a) Kể tên các vùng kinh tế ở nước ta.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
a) Các vùng kinh tế nước ta gồm 7 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Câu 5: Cho bảng 6
Bảng 6. Cơ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2010 (Đơn vị: %)
Các thành phẩn kinh tế |
Tổng cộng |
Kinh tế Nhà nước |
Kinh tế tập thể |
Kinh tế tư nhân |
Kinh tế cá thể |
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài |
Tỉ lệ |
100,0 |
33,74 |
5,35 |
11,33 |
30,86 |
18,72 |
Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta, năm 2010.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta, năm 2010
b) Nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta
Qua biểu đồ ta thấy, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002 khá đa dạng nhưng chưa đồng đều:
-Kinh tế Nhà nước: chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%).
-Kinh tế cá thể: khá lớn (31,6%).
-Các thành phần kinh tế còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn: KT có vốn đầu tư nước ngoài (13,7%), Kinh tế tư nhân (8,3%) và thấp nhất là kinh tế tập thể (8,0%).