Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Địa Lý 10

Bài 30. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia – Địa lí 10.

Bài 30 Địa lí lớp 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia. Giải bài 1, bài 2, bài tập lí thuyết trang 117 . Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước. Nhận xét..

Bài 1: Cho bảng số liệu (SGK trang 117)

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của các nước trên. Vẽ biểu đồ có hai trục tung, một trục thể hiện sản lượng lương thực của các nước (triệu tấn), một trục thể hiện dân số các nước (triệu người).

 


Bài 2: Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước. Nhận xét.

Advertisements (Quảng cáo)

Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước

Advertisements (Quảng cáo)

Nước

Bình quân lương thực đầu người (kq/người)

Trung Quốc

312

Hoa Kì

1041

Ấn Độ

212

Pháp

1161

In-đô-nê-xi-a

267

Việt Nam

460

Toàn thế giới

327

* Nhận xét:

– Những nước có số dân đông là Trung Quốc, Ân Độ, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a.

– Những nước có sản lượng lương thực lớn là Trung Quốc, Hoa Kì và Ấn Độ.

– Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân lương thực đầu người của toàn thố giới là Hoa Kì và Pháp.

–  Trung Quốc và Ân Độ tuy có sản lượng lương thực cao nhưng vì dân số nhiều nhất thế giới, nên bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức bình quân toàn thê giới. In-đô-nê-xi-a có sản lượng lương thực ở mức cao, nhưng do dân đông nên bình quân lương thực ở mức thấp.

Việt Nam, tuy là một nước đông dân, song nhờ có sản lượng lương thực ngày càng gia tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá

Advertisements (Quảng cáo)