Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1
Dựa vào bảng chú giải trên bản đồ để xác định (Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á. )
Câu 1 (mục 1 – bài 7 : Quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK tr 23, hãy :
Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông của khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông ?
– Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á mùa hạ gió thổi chủ yếu theo hướng tây nam và đông nam, mùa đông chủ yếu theo hướng bắc và đông bắc.
– Lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông vì mùa hạ gió thổi từ An Độ Dương và Thái Bình Dương vào, đem theo không khí ẩm, gây mưa lớn, còn mùa đông gió thổi từ lục địa ra, đem theo không khí khô và lạnh.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2 (mục 1: Quan sát hình 7.3, 7.4, tr 24 trong SGK, cho biết đặc điểm giống và khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa của 2 biểu đồ.
a) Giống nhau
– Không có tháng nào nhiệt độ quá thấp.
– Mưa tập trung vào 1 mùa (từ tháng 6 đến tháng 10).
Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.
b) Khác nhau
– Về nhiệt độ :
+ Hà Nội có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C, mùa hè nhiệt độ tháng cao nhất lên đến 30°C, biên độ nhiệt năm dao động tới 12- 13°C.
+ Mum-bai không có tháng nào nhiệt độ 30°C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 23°C -> nóng quanh năm, có 2 cực đại.
– Về lượng mưa : Mum-bai lượng mưa lớn, hầu như chỉ tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, mùa khô rất sâu sắc. Hà Nội, mùa khô không quá khô.
Nhận xét về sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh dưới đây.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hình 7.5: Cây cối xanh tươi
– Hình 7.6: lá xây chuyển màu vàng và rụng đi
Bài 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
Thời tiết diễn biến thất thường.
Bài 2: Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.
Nơi mưa nhiều có rừng nhiều tầng tán; trong rừng có cây rụng lá vào mùa khô.
– Nơi mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.
– Ở vùng cửa sông ven biển có rừng ngập mặn.
– Môi trường nhiệt đới gió mùa có nhiều loài động vật sinh sống.