Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Bài tập GDCD lớp 6

Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – GDCD 6 : Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ?

Bài 17 GDCD lớp 6: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 44, 45: Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà …

Trả lời gợi ý Bài 17: a)   Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà ? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào ?

Nhà bà Hoà bị mất con gà mái và cái quạt bàn.

-Khi mất con gà mái:

+ Bà Hòa nghĩ: chỉ có nhà T bắt trộm.

+ Bà Hòa chửi đổng suốt ngày.

– Khi mất quạt bàn:

+ Bà Hòa nghĩ: chỉ có nhà T lấy.

+ Bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà Hòa nghi ngờ và cứ xông vào khám nhà

b)  Theo em, bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai ? Tại sao ?

Bà Hòa hành động như vậy là sai, là vi phạm pháp luật.

Vì Điều 73, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”.

c)   Theo em, bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T. lấy trộm tài sản của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác ?

–  Phải dành thời gian theo dõi, quan sát.

Advertisements (Quảng cáo)

–  Không tự ý xông vào lục lọi khám xét nhà T nếu nhà T không cho phép, làm như vậy là vi phạm pháp luật.

–  Báo với chính quyền các cấp để kịp thời can thiệp khi những nghi ngờ của mình là có cơ sở.


Giải bài tập Bài 17: a)   Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ?

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp nước ta (Điều 73, Hiến pháp 1992).

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:

+ Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, bảo vệ.

+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác,- trừ trường hợp pháp luật cho phép.

b)   Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ?

Advertisements (Quảng cáo)

–   Tự ý vào nhà và lục lọi đồ đạc của người khác khi chủ nhà đi vắng

–   Tự ý khám xét chỗ ở của người khác.

–   Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

c)    Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như the nào ?

–   Bị phạt cảnh cáo.

–   Bị cải tạo không giam giữ đến 1 năm.

–   Bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

d) Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

– Em sẽ thực hiện đúng những điều quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

–  Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

– Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của mình và của người khác.

đ) Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây :

–   Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà.

–   Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

–   Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy vé nhưng bên đó không có ai ở nhà

–   Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà.

–   Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy.

– Em đến nhà bạn mượn sách nhưng không có ai ở nhà, em phải chờ bạn về hoặc chấp nhận ra về để dịp khác đến mượn.

–  Em sẽ không mở cửa cho người lạ. Em bảo họ quay lại vào thời gian có bố mẹ ở nhà.

–  Quần áo của nhà em bay sang nhà hàng xóm, em muốn sang lấy phải chờ chủ nhà bên đó về xin phép đế được vào lấy áo quần về.

– Em không thể tự động mở cửa vào nhà hàng xóm để cất dùm áo quần được vì không có ai ở nhà.

– Em phải cấp báo cho cơ quan chức năng và những người hàng xóm giúp đỡ để dập tắt đám cháy, bảo vệ tài sản cho gia đình hàng xóm.

Advertisements (Quảng cáo)