Câu 1: Hãy nêu quy trình can vải và trình bày cách may ,yêu cầu kỹ thuật của từng kiểu may ?
CÁC KIỂU CAN VẢI
1. Can rẽ
– Cách may:
+ Úp hai mặt vải phải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.
+ May một đường song song và cách mép vải 1 cm.
+ Mở đôi hai mảnh vải, cạo rẽ đường can để hai mép vải nằm về hai phía hoặc làm ẩm mép vải rồi dùng bàn là nóng là ép cố định đường can.
– Yêu cầu kĩ thuật:
+ Mặt phải: đường can thẳng, mặt vải phẳng.
+ Mặt trái: hai mép vải cách đều đường can và êm.
2. Can lộn:
– Cách may:
+ Úp hai mặt trái vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.
+ May đường thứ nhất cách mép vải 0,3 – 0,5cm.
+ Dùng kéo cắt hết xơ vải (nếu có, lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may).
+ May đường thứ hai cách mép gấp 0,5 – 0,7cm để mép vải gọn vào trong.
– Yêu cầu kĩ thuật:
+ Mặt phải: đường can thẳng, mặt vải phẳng, êm, không bị lộ mép vải.
+ Mặt trái: đường may cách đều mép gấp.
3. Can cuốn phải: (May nối ghép)
– Cách may:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đặt hai mặt trái của vải úp vào nhau, mặt phải ra ngoài, mép vải lệch nhau 0,6 – 0,8cm.
+ Bẻ mép mảnh vải ở dưới gấp úp lên sát với mép mảnh vải ở trên.
+ Úp mép vải vừa gấp xuống bàn máy. May đường thứ nhất cách đều nếp gấp 0,5 – 0,7cm.
+ Mở hai mảnh vải ra, cạo sát đường may, cắt sửa mép vải, cuộn mép vải vào trong.
+ May đường thứ hai sát mí, cách nếp cuốn 0,1 cm ở mặt phải vải có hai đường may cách đều nhau 0,4 – 0,6cm.
– Yêu cầu kĩ thuật:
+ Đường may phẳng, chắc.
+ Hai đường may cách đều nhau và có cỡ mũi may bằng nhau.
Câu 2: Hãy quan sát một chiếc áo hoặc quần và nêu những đường may nào được áp dụng để may sản phẩm đó ?
– Gấu quần, cạp quần: dùng đường may viền gấp mép.
– Đáy quần và ống quần: thường sử dụng kiểu can cuốn phải hoặc can lộn.
Câu 3: Trình bày cách viền, yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng của kiểu viền gấp mép, viền bọc ?
Advertisements (Quảng cáo)
a. Viền gấp mép:
* Cách viền:
– Viền gấp mép không nối vải: gấp mép vải vào mặt trái hai lần: lần thứ nhất gấp xuống một khoảng 0,5cm; gấp tiếp lần thứ hai theo nét vẽ phần vải chừa để may nẹp, sau đó may sát mí cách mép gấp 0,1 cm.
– Viền gấp mép có nối vải (dạng đường cong): cắt vải viền theo hình dạng mép vải cần viền.
Ví dụ: vòng cổ thân áo (hình 29b, SGK).
+ Úp mặt phải vải viền vào mặt phải vải cần viền, sắp bằng mép đường cong, may một đường cách mép vải 0,5cm.
+ Cất xơ vải, sửa mép đường cong cho đều, bấm đường cong cách đường may 0,2cm để khi lộn sang trái, nẹp không bị cộm, dúm.
+ May nẹp viền: cạo sát đường may, lật nẹp viền sang mặt trái vải cần viền, gấp mép vải viền, lược cố định. May sát mí hoặc khâu vắt, khâu chữ V.
* Yêu cầu kĩ thuật:
– Vải nẹp cắt đúng hình dạng chỗ cần viền và có bề rộng bằng nhau.
– Đường may viền phẳng, êm, không dúm, giữ được hình dạng của chi tiết sản phẩm.
* Ứng dụng:
– Dùng để may cạp quần, gấu quần, gấu áo.
– May cổ áo, nách áo (áo không tay).
b. Viền bọc:
* Cách viền:
– Cắt vải viền canh xéo (chéo sợi) rộng 2,5 – 3cm dài bằng chỗ viền.
– Úp mặt phải miếng vải viền vào mặt phải sản phẩm chỗ cần viền, sắp hai mép vải bằng nhau.
– May một đường cách mép vải 0,5cm.
– Lật mảnh vải viền trùm qua mép vải, gấp mép vải viền úp xuống qua đường may thứ nhất 0,2cm, vê cuộn để mép vải nằm gọn ở bên trong; điều chỉnh để nẹp viền gọn chắc, rộng bằng nhau.
– May đường thứ hai lọt khi đường thứ nhất ở mặt phải vải.
* Yêu cầu kĩ thuật:
– Mũi lọt khe, thẳng đều.
– Đường viền tròn, chắc, đẹp.
– Mặt trái vải không bị trượt đường may mép viền.
* Ứng dụng:
– May cổ áo, tay áo.
– May gấu áo, gấu váy.
Câu 4: Người ta thường áp dụng những kiểu viền nêu trên vào các chi tiết nào của áo ,váy , quần ?
Viền gấp mép :lai áo , tay áo, lai quần…
Viền bọc mép được áp dụng để may những đường viền trang trí quần áo phụ nữ, trẻ em bằng vải cùng mày hoặc khác màu.
Viền cuốn mép được áp dụng trên vải mỏng như may tai bèo quanh áo gối, khăn tay…