Câu 1: Chuồng trại của vật nuôi cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật gì?
Yêu cầu chung: chuồng trại chăn nuôi các loại vât nuôi bao gồm chuồng để nuôi vât nuôi như bò, lợn, gà và các công trình phụ có liên quan tới cơ sở vât chất để thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc như nhà kho, nhà chứa vât tư thú y, nhà nghỉ công nhân, nơi chế biến thức ăn…
Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện cơ bản như sau:
+ Chuồng nuôi phải phù hợp đặc điểm sinh lí của từng loại vât nuôi khác nhau đảm bảo vât nuôi sống thoải mái để có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh nhất và có thể sản xuất được sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều.
+ Chuồng nuôi phải đảm bảo tạo thuân lợi nhất cho công nhân và các kĩ thuât viên như thú y, dinh dưỡng thức ăn… để họ có thể thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vât nuôi dễ dàng, thuân lợi, giảm nhẹ được sức lao động trong quá trình làm việc.
+ Chuồng nuôi đảm bảo để khi cần có thể ứng dụng được máy móc, các kĩ thuât chăn nuôi hiện đại, tiến bộ nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
+ Chuồng nuôi phải thiết kế để có thể áp dụng nhanh và có hiệu quả các biện pháp vệ sinh phòng dich thường xuyên, đinh kì và đột xuất khi có dich bệnh (cúm gà, lở mồm long móng… )
+ Chuồng nuôi phải đảm bảo giá tri sử dụng hiệu quả và giá tri kinh tế cao.
Khi xây dựng chuồng nuôi các loại vât nuôi phải chuẩn bi đia điểm:
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn đia điểm để bố trí chuồng trại hợp lí là yêu cầu rất cần thiết, nếu bố trí đia điểm đúng, hiệu quả sản xuất sẽ cao và ngược lại sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất chăn nuôi. Vây để có một đia điểm tốt để xây dựng chuồng trại chúng ta cần tham khảo một số yêu cầu sau đây:
+ Chuồng trại nên xây dựng trên những khu vực đất đai kém giá trị về trồng trọt để tránh lãng phí quỹ đất.
+ Địa hình nơi xây dựng chuồng trại nên bằng phẳng, cao ráo, đất khô, ít xói mòn, dễ thoát nước và không quá gần ao, hồ, sông ngòi để chuồng nuôi đỡ bị ẩm ướt vào mùa mưa.
+ Khí hậu tương đối điều hòa, thuân lợi, không bị mưa nhiều, bão nhiều, quá nóng nắng…
+ Nên đặt chuồng trại chăn nuôi khá gần những trục đường hay đầu mối giao thông thuận tiên cho việc vận chuyển sản phẩm, thức ăn, thiết bị máy móc… nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm (không quá gần đường lớn).
+ Gần nguồn thức ăn và nơi sản xuất chế biến thức ăn để đảm bảo luôn luôn có đủ thức ăn nước uống cho vât nuôi với chất lượng vệ sinh cao nhất.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Không nên đặt chuồng nuôi quá gần làng mạc, phố xá hay vùng thường họp chợ để có thể chủ động phòng tránh sự lây lan bệnh tật, đảm bảo an toàn thú y…
Câu 2: Vì sao phải xử lí chất thải chăn nuôi? Xử lí chất thải bằng công nghiệp bioga có lợi ích gì?
Phải xử lí chất thải chăn nuôi để: Giữ vệ sinh và tận dụng sản phẩm từ các chất thải là khí gas phục vụ đun nấu các gia đình
– Xử lí chất thải bằng công nghiệp bioga: Phân các loại vật nuôi cùng với rác thải, các chất độn chuồng khi được tập trung lại tại một bể chứa, các chất hữu cơ, phân, rác thải xảy ra quá trình lên men kị khí và khí thu được có tới 65% là mêtan (CH4) + 35% CO2. Các khí này được giữ lại tại các bình chứa, dùng ống dẫn an toàn làm khí đốt phục vụ hàng ngày như khí ga, vừa tiên dụng, lại tiết kiêm được năng lượng và giữ vê sinh môi trường.
Câu 3: Nêu các tiêu chuẩn của ao nuôi cá. Quy trình chuẩn bị nuôi ao cá.
– Tiêu chuẩn:
Ao nuôi cá phải có điều kiên thích hợp cho cá sinh trưởng phát triển tốt. Ao phải có nguồn nước đầy đủ, sạch, không độc, độ pH = 6,8 – 8,0, thích hợp với từng loại cá khác nhau, chất đất màu mỡ, tốt nhất là đất thịt hay đất sét. Đáy ao nên có lớp bùn dày 10-15cm. Có bờ vững chắc cao hơn mức nước lúc cao nhất 0,5-0,6m. Không có lỗ thủng để rò rỉ nước, mặt ao quang đãng, không bị cây thủy sinh che hết mặt thoáng, có mương, cống thoát và cấp nước với hê thống đăng bảo vê chắc chắn. Ao nuôi cá thịt thường có diên tích từ 200m2 đến 1000m2. Nước sâu 1,5-3m.
_ Quy trình chuẩn bị ao cá:
+Dọn sạch cỏ rác, lấp các hang hốc để hạn chế nơi cư trú của sinh vật gây hại.
+ Đắp bờ ao cao hơn mực nước tối đa 50-60cm. Vét bùn ở đáy ao, chỉ nên để lại một lượng bùn nhất định tối đa là 15-20cm.
+ Tẩy ao: thông thường người ta dùng vôi sống để tẩy ao, có thể dùng 7-10kg vôi sống/1000m2. Rải đều vôi khắp mặt ao. Nếu dùng vôi đã tôi thì số lượng gấp 2 lần vôi bột.
+ Sau 3-4 ngày phơi ao, diêt hết cá tạp, tiến hành bón lót để chuẩn bi thức ăn cho cá. Hòa tan vào nước khoảng 30-40kg phân chuồng hoai mục, rồi té đều cho khoảng 100m2 mặt ao. Dùng 30-50kg phân xanh bó từng bó nhỏ dìm xuống ao để sau khi tháo nước vào sẽ hoai mục dần.
+ Tháo nước: Sau khi bón lót tháo dần nước vào ao. Sau 3-5 ngày nhiêt độ nước trong ao khoảng 20-30oC thì có thể thả cá giống vào để nuôi.