Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Vật Lý 6

Bài 28-29.6, 28-29.7, 28-29.8, 28-29.9, 28-29.10 trang 80, 81 SBT Lý 6: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, thấp nhất?

Bài 28-29 Sự sôi SBT Lý lớp 6 tập 1. Giải bài 28-29.6, 28-29.7, 28-29.8, 28-29.9, 28-29.10 trang 80, 81 Sách bài tập Vật Lí 6. Câu 28-29.6: Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng…

Bài 28-29.6. Sau đây là bảng theo dõi sự thay dổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng.

Thời gian (phút)

 0    2    4    6    8    10  12   14   16

Nhiệt độ (°C)

 20  30  40  50  60  70   80   80   80

1.  Vẽ đường biếu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

2. Có hiện tượng gì xảy ra đôì với chất lỏng này từ phút thứ 12 đến phút thứ 16?

3. Chất lỏng này có phải là nước không?

1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian

2. Nhiệt độ 80°c không đổi mặc dù vẫn đun: chất lỏng sôi.

3. Không phải là nước vì nhiệt độ sôi không phải ở 100°c. (Chất này là rượu).

Bài 28-29.7. Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất được xếp theo thứ tự vần chữ cái

1. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, thấp nhất?

2. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?

Advertisements (Quảng cáo)

3. Ở trong phòng có nhiệt độ 25°C thì chất nào trong những chất kể trên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?

Chất

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ sôi

Chì

327°C

1613°C

Nước

0°C

100°C

Ô-xi

-219°C

-183°C

Rượu

-114°C

78°C

Thủy ngân

-39°C

357°C

1. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là chì; thấp nhất là ô-xi.

2. Chât có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là chì; thâp nhất là ô-xi.

3. Thể rắn: Chì.

Thể lỏng và hơi: Nước, rượu, thủy ngân.

Thể khí: ô-xi.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 28-29.8*. Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thế biến mất trước khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?

Khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng gặp lạnh co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước trong bọt ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thế biến mất trước khi lên tới mặt nước.

Bài 28-29.9. Sự sôi có tính chất nào sau đây?

A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Khi đang sôi chỉ xảv ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng.

D. Khi đang sôi chi xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Chọn B.

Sự sôi có tính chất là: Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Bài 28-29.10. Nhiệt kế nào sau đây có thể được dùng trong thí nghiệm về sự sôi của rượu?

A. Nhiệt kế rượu.                             B. Nhiệt kế thủy ngân,

C. Nhiệt kế y tế.                                D. Cả ba loại nhiệt kế trên.

Chọn B.

Nhiệt kế rượu là nhiệt kế có thể được dùng trong thí nghiệm về sự sôi của rượu.

Advertisements (Quảng cáo)