Bài 26-27.14. Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau.
B. Dùng cùng một loại chất lỏng.
C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau.
D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau.
Chọn C
Advertisements (Quảng cáo)
Việc làm không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ là dùng hai chất lỏng khác nhau.
Bài 26-27.15. Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước?
Muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước làm như vậy là tăng diện tích mặt thoáng và tạo thành gió để nước bay hơi và nguội nhanh hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 26-27.16. Để tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi, Nam làm thí nghiệm như sau:
– Đặt hai cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng.
– Cốc trong nhà được thổi bằng quạt máy còn cốc ngoài trời thì không.
– Sau một thời gian, Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió có làm cho nước bay hơi nhanh lên không.
Hãy chỉ ra sai lầm của Nam.
Nam làm thí nghiệm sai ở chỗ đã đặt hai cốc nước ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. Cốc ngoài trời nắng thì nhiệt độ cao hơn
Bài 26-27.17. Trong hơi thả của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?
Khi ta thở, chất khí từ phổi ra ngoài trời, hơi nước trong khí thở ra, gặp lạnh mới bị ngưng tụ thành các giọt sương rất nhỏ và ta nhìn thấy được. Ngày trời nóng thì hơi nước trong khí thở không bị ngưng tụ nên không thấy được.