Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Vật Lý 6

Bài 24-25.6, 24-25.7, 24-25.8, 24-25.9, 24-25.10 trang 73, 74, 75 SBT Vật Lý 6: Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó như thế nào?

Bài 24-25 Sự nóng chảy và sự đông đặc SBT Lý lớp 6. Giải bài 24-25.6, 24-25.7, 24-25.8, 24-25.9, 24-25.10 trang 73, 74, 75 Sách bài tập Vật lí 6.  Câu 24-25.6: Hình 24-25. 1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn…

Bài 24-25.6*. Hình 24-25. 1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.

1. Ở nhiệt độ nào chât rắn bắt đầu nóng chảy?

2. Chất rắn này là chất gì?

3. Để đun chất rắn từ 60°c tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?

6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

1. Ở nhiệt độ chất rắn bắt đầu nóng chảy: 80°C

2. Chất rắn này là: Băng phiến.

3. Để đun chất rắn từ 60°c tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút.

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút

Advertisements (Quảng cáo)

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13.

6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút.

Bài 24-25.7* Có khoảng 98 % nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại là thể lỏng và khoảng 2% tổn tại ở thể rắn. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như thế?

Vì nhiệt độ ở phần lớn bề mặt Trái Đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt khác khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chi có lớp nước ở trên đông đặc còn ở dưới nước vẫn ở thể lỏng (xem giải thích ở bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng).

Bài 24-25.8. Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

Advertisements (Quảng cáo)

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Chọn D

Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước là trường hợp liên quan tới sự nóng chảy.

Bài 24-25.9. Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó

A. không ngừng tăng.                      B. không ngừng giảm,

C. mới đầu tăng, sau giảm.              D. không đổi.

Chọn D

Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó không đổi.

Bài 24-25.10. Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần.

Khi tăng tới 80°C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tổn tại ở thế nào?

A. Chỉ có thể ở thể lòng.

B. Chỉ có thể ở thể rắn.

C. Chỉ có thể ở thể hơi.

D. Có thể ở cả thể rắn và lỏng.

Chọn D

Khi tăng tới 80°C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Vậy khi đó băng phiến đang nóng chảy nên tổn tại có thể cả thế rắn và thể lỏng. Vậy chọn câu D.

Advertisements (Quảng cáo)