Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Giải bài tập Địa lí 6

Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất – Địa lí 6: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?

Bài 19 Địa lí lớp 6: Khí áp và gió trên Trái Đất. Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, giải bài tập lí thuyết trang 60. Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?.

Câu 1. Quan sát hình 50 SGK, cho biết:

–    Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?

–    Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?

Các đai áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.

Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.


Câu 2. Quan sát hình 51 SGK, cho biết:

–    Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?

–    Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?

Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.

–    Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây.

Advertisements (Quảng cáo)


Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:

–    Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?

–     Vì sao gió Tây ôn đối lại thổi từ khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam?

– Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.

– Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).


Bài 1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?

Advertisements (Quảng cáo)

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.


Bài tập 2: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.


Bài tập 3: Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

–    Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

–     Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 – 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 – 35°B và N).

–     Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

–    Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

b)   – Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

–    Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 – 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.


Bài tập 4: Hãy vẽ vào vở: hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

Vẽ như hình 50 SGK rồi bổ sung các mũi tên chỉ gió Tín phong và gió Tây ôn đới vào hình vẽ.

Advertisements (Quảng cáo)