Bài 20.9: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
A. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dưcmg sang cực âm
B. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
C. Các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
D. Các electron tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
Chọn C
Bài 20.11: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?
A. Than chì
B. Nhựa
C. Gỗ khô
D. Cao su
Chọn A
Bài 20.12: Vật nào dưới đây không cho dòng điện đi qua?
A. Một đoạn dây nhôm
B. Một đoạn dây nhựa
C. Một đoạn ruột bút chì
Advertisements (Quảng cáo)
D. Một đoạn dây thép
=> Chọn B
Bài 20.13: Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các électron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do này do đâu mà có?
A. Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các électron
B. Do các nguồn điện sản ra các électron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
C. Do các électron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn
D. Do cả ba nguyên nhân nói trên.
Giải
=> Chọn C
Bài 20.14: Đánh dấu (x) vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu phát biểu dưới đây.
Advertisements (Quảng cáo)
Đúng Sai
a) Trong các kim loại có rất nhiều êlectron tự do
b) Kim loại cho các điện tích dịch chuyển qua nó
c) Không khí không bao giờ cho dòng điện đi qua n
d) Trong mạch điện kín với dây dần bằng đồng, các êlectron tự do trong dây dẫn dịch chuyển từ cực dương tới cực âm của nguồn điện
e) Cao su là chất cách điện tốt hơn nhựa
Câu đúng là: a, b, e
Câu sai là: c, d.
Bài 20.15: Ghép mỗi cụm từ ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để được một câu hoàn chỉnh, có nội dung đúng.
1. Chất cách điện a) là do điện tích dịch chuyển có hướng
2. Dòng điện b) cho các điện tích dịch chuyển có hướng
3. Chất dẫn điện c) không cho các điện tích dịch chuyển có hướng.
4. Dòng điện trong kim loại d) là do các nguyên tử dịch chuyển có hướng
1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – e
Bài 20.16: Hãy đối chiếu hệ thống truyền chuyển động của xe đạp và mạch điện kín làm quay quạt điện để tìm được hình ảnh tương tự với hiện tượng “nhanh như điện” bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a) Bánh đĩa gắn liền với bàn đạp của xe đạp tương tự như trong mạch điện kín
b) Bánh răng (còn gọi là líp) gắn liền với bánh xe sau của xe đạp tương tự như… lắp trong mạch điện kín.
c) Dây xích vòng qua và khép kín giữa bánh đĩa và bánh răng của xe đạp tương tự như… trong mạch điện kín.
d) Các mắt xích của dây xích trong xe đạp tương tự như………… có tại mọi nơi trong… của mạch điện kín.
e) khi đạp bàn đạp thì bánh xe sau của xe đạp lập tức chuyển độ tương tự như khi……… thì quạt điện lắp trong mạch điện kín lập quay. Thật đúng là “nhanh như điện”
1. nguồn điện
2. quạt điện
3. dây dẫn
4. electron tự do – dây nối (dây dẫn)
5. đóng công tắc