Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Lịch sử 11

Bài 1. Nhật Bản SBT Sử lớp 11: Chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển nhanh chóng vào thời gian nào ?

Bài 1: Nhật Bản – SBT Sử lớp 11. Giải bài 1,2,3,4,5, bài tập từ trang 3 – 5. Bài 2. Hãy nối ý ở ô bên trái với nội dung tương ứng ở các ô bên phải để phản ánh đúng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX… ; Chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển nhanh chóng vào thời gian nào ?

BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển nhanh chóng vào

A. 30 năm đầu thế kỉ XIX.

B. giữa thế kỉ XIX.

C. 30 năm cuối thế kỉ XIX.

D. đầu thế kỉ XX.

C

2. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với

A. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Triều Tiên.

B. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Nga – Nhật.

C. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Nga – Nhật, Chiến tranh Trung-Nhật.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B

3. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản là

A. sự bóc lột nặng nề của giới chủ.

B. đời sống của người lao động ngày càng tồi tệ.

Advertisements (Quảng cáo)

C. công nhân phải làm việc từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, với mức lương rất thấp.

D. tất cả những nguyên nhân trên.

C

4. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm

A. 1868.                            B. 1901.

C. 1910.                            D. 1911.

B

BÀI TẬP 2: Hãy nối ý ở ô bên trái với nội dung tương ứng ở các ô bên phải để phản ánh đúng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX.

a) Tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giàu có

b) Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời.

1. Kinh tế

c) Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến.

d) Nông dân bị bóc lột rất nặng nề; tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra.

2. Chính trị

đ) Giai cấp tư sản chưa đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến do thế lực còn yếu.

e) Kinh tế hàng hoá phát triển, công truờng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

3. Xã hội

g) Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng mọi quyền hành đều tập trung trong tay Tướng quân.

h) Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

i) Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến; tầng lớp thị dân vừa bị phong kiến khống chế, vừa bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột

1- b,e,h

Advertisements (Quảng cáo)

2- c,g

3- a,đ,i

BÀI TẬP 3. Theo em, điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là gì?

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Về kinh tế:

– Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

– Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

– Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

– Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giàu có.

– Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

– Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

* Về chính trị:

– Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.

– Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

=> Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

BÀI TẬP 4: Hãy điến chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai về nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị.

Chế độ Mạc phủ vẫn được duy trì, mọi quyền hành tập trung trong tay Tướng quân

Chế độ Mạc phủ bị thủ tiêu, chính phủ mới được thành lập, mọi công dân đều được bình đẳng.

Chính sách thổng nhất tiền tệ, thống nhất thị trường được thi hành, sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến bị bãi bỏ.

Tạo điều kiện cho tư bản nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong nước.

Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

Tăng cường lực lượng cho quân đội với chế độ huấn luyện nghiêm ngặt ; ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt đối với bộ phận sĩ quan.

Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển.

Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, việc giảng dạy nội dung khoa học – kĩ thuật được chú trọng; những học sinh giỏi được cử đi du học ở các nước phương Tây.

Chính phủ cho xây dựng nhiều trường mới để thu hút con em nhân dân lao động đến trường; hằng năm tổ chức các cuộc thi để chọn người tài.

S

Chế độ Mạc phủ vẫn được duy trì, mọi quyền hành tập trung trong tay Tướng quân

Đ

Chế độ Mạc phủ bị thủ tiêu, chính phủ mới được thành lập, mọi công dân đều được bình đẳng.

Đ

Chính sách thổng nhất tiền tệ, thống nhất thị trường được thi hành, sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến bị bãi bỏ.

S

Tạo điều kiện cho tư bản nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong nước.

Đ

Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

S

Tăng cường lực lượng cho quân đội với chế độ huấn luyện nghiêm ngặt; ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt đối với bộ phận sĩ quan.

Đ

Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển.

Đ

Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, việc giảng dạy nội dung khoa học – kĩ thuật được chú trọng; những học sinh giỏi được cử đi du học ở các nước phương Tây.

S

Chính phủ cho xây dựng nhiều trương mới để thu hút con em nhân dân lao động đến trường ; hằng năm tổ chức các cuộc thi để chọn người tài.

BÀI TẬP 5: Tại sao nói: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản ?

Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:

 – Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

– Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.

 Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Advertisements (Quảng cáo)