Bài 36.1: Cho các oxit: CaO ; Al2O3 ; N2O5, CuO ; Na2O ; BaO ; MgO ; P2O5 ; Fe3O4 ; K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Phương án B.
Đó là các oxit CaO, Na2O, BaO; K2O.
Bài 36.2: Cho các oxit: CO2 ; SO2 ; CO ; P2O5; N2O5 ; NO ; SO3; BaO, CaO. Số oxit tác dụng với .nước tạo ra axit tương ứng là
A.6. B. 4. c.5 D. 8.
Phương án C.
Advertisements (Quảng cáo)
Đó là các oxit : CO2 ; SO2 ; P2O5; N2O5 ; SO3 .
Bài 36.3: Có ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là
A. nước. B. nước và phenolphtalein.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch H2SO4.
Advertisements (Quảng cáo)
Phương án B.
MgO không tan trong nước, N2O5 tan trong nước tạo thành axit HNO3 không làm đổi màu phenolphtalein, BaO tan trong nước thành dung dịch Ba(OH)2 làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng.
\({N_2}{O_5} + {H_2}O \to 2HN{O_3}\)
\(BaO + {H_2}O \to Ba{(OH)_2}\)
Bài 36.4: Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng được với nước ? Nếu có hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành : SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2.
– Các oxit tác dụng với nước là: SO3, Na2O, CaO, P2O5, CO2.
\(S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}\)
\(N{a_2}O + {H_2}S{O_4} \to 2NaOH\)
\(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)
\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)
\(C{O_2} + {H_2}O \to {H_2}C{O_3}\)
– Các oxit không tác dụng với nước là: Al2O3, CuO.