Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 38.18, 38.19, 38.20, 28.21 trang 54, 55 SBT Hóa 8: Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng.

Bài 38: Ôn tập chương 5 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 38.18, 38.19, 38.20, 28.21 trang 54, 55 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 38.18: Cho 3,6 g một oxit sắt yào dung dịch HCl dư…

Bài 38.18: Cho 3,6 g một oxit sắt yào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35 g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Cách I : Đặt công thức phân tử oxit sắt là FexOy

Phương trình hoá học của phản ứng :

\(F{e_x}{O_y}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2yHCl \to \,\,\,xFeC{l_{2y/x}}\,\,\,\, + \,\,\,y{H_2}O\)

(56x+16y)g         \(x(56 + 71{y \over x})g\)

Vậy công thức oxit sắt là FeO.

Cách 2 . Đặt công thức oxit sắt là Fe2Ox

Phương trình hoá học của phản ứng:

\(F{e_2}{O_x} + 2xHCl \to 2FeC{l_x} + x{H_2}O\)

Dựa vào phương trình trên, ta có :

3,6 x 2(56+35,5x)=6,35(112+16x)

308x=616  —–>  x=2

Công thức của oxit sắt là Fe2O2, giản ước ta có công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

Cách 3 : Giải theo số mol FexOy hoặc số mol muối sắt clorua

Đặt công thức oxit sắt là FexOy

\({n_{F{e_x}{O_y}}} = {{3,6} \over {56x + 16y}}(mol)\)

Phương trình hoá học của phản ứng :

\(F{e_x}{O_y}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,\,\,\,\,2yHCl \to \,\,\,xFeC{l_{2y/x}}\,\,\,\, + \,\,\,y{H_2}O\)

Advertisements (Quảng cáo)

\({{3,6} \over {56x + 16y}}mol\)         \({{3,6x} \over {56x + 16y}}mol\)

\({m_{FeC{l_{2y/x}}}} = {{3,6x} \over {56x + 16y}} \times (56 + {{71y} \over x}) = 6,35(g)\)

\( \to x = y\)

Công thức phân tử oxit sắt là FeO.


Bài 38.19: Cho dòng khí H2 dư qua 24 g hỗn hợp hại oxit CuO và Fe2O3 nung nóng. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. Biết rằng mFe2O3 : mCuO = 3:1

mFe2O3 : mCuO = 3:1 \( \to {m_{F{e_2}{O_3}}} = {{24 \times 3} \over {(1 + 3)}} = 18(g)\)

\( \to {n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1125mol\)

\({m_{CuO}} = 24 – 18 = 6(g) \to {n_{CuO}} = 0,075mol\)

Phương trình hóa học của phản ứng:

\(F{e_2}{O_3} + 3{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3{H_2}O\)

1 mol                           2 mol

Advertisements (Quảng cáo)

0,1125mol                   0,225mol

\({m_{Fe}} = 0,225 \times 56 = 12,6(g)\)

\(CuO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O\)

1 mol                     1 mol

0,075mol              0,075mol

\({m_{Cu}} = 0,075 \times 64 = 4,8(g)\)


Bài 38.20: Cho 10,4 g oxit của một nguyên tố kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng tạo thành 15,9 g muối. Xác định nguyên tố kim loại.

Gọi M là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại, công thức phân tử của oxit là MO.

Phương trình hoá học của phản ứng:

\(MO\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2HCl \to MC{l_2}\,\,\,\,\,\,\,\, + {H_2}O\)

(M+16)g                              (M+71)g

10,4g                                    15,9g

Theo phương trình hoá học trên ta có :

15,9 x (M + 16 ) =10,4 x (M+71) —> M=88   (Sr)

Nguyên tố kim loại là stronti (Sr)


Bài 38.21: Cho 0,3 g một kim loại tác dụng hết với nước cho 168 ml khí hiđro (ở đktc). Xác định tên kim loại, biết rằng kim loại có hoá trị tối đa là III

Gọi  là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại , có hóa trị n

Phương trình hóa học của phản ứng:

\(2R + 2n{H_2}O \to 2R{(OH)_n} + n{H_2}\)

2R g                                                  n mol

0,3 g                                                \({{168} \over {22400}} = 0,0075mol\)

Theo phương trình hóa học trên, ta có

\({{2R} \over {0,3}} = {n \over {0,0075}}\)

2R x 0,0075=0,3n   —-> R=20n

Với: n=1 —> R=20 khoong có kim loại nào có nguyên tử khối là 20 (loại)

       n=2 —->R=40 (Ca)

       n=3 —–> R= 60 (loại)

Kim loại là Ca

Advertisements (Quảng cáo)