Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 38.14, 38.15, 38.16, 38.17 Trang 54 SBT Hóa học 8: Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?

Bài 38: Ôn tập chương 5 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 38.14, 38.15, 38.16, 38.17 Trang 54 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 38.14: Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi, nitơ, hiđro…

Bài 38.14: Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi, nitơ, hiđro

Trả lời               

– Khí nào làm than hồng cháy sáng là khí oxi.

Khí nào làm tắt ngọn nến đang cháy và làm đục nước vôi trong là khí cacbon đioxit (CO2).

\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O\)

– Khi đưa que đóm đang cháy vào các khí, khí nào cháy được với ngọn lửa màu xanh, đó là khí hiđro. Hoặc có thể cho các khí còn lại qua CuO nung nóng, khí nào làm đổi màu CuO là khí hiđro.

\(CuO\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,{H_2}O\)

(màu đen)                          (màu đỏ)

– Khí nào làm tắt ngọn nến đang cháy và không làm đục nước vôi trong là khí nitơ.


Bài 38.15: Cho 60,5 g hỗn hợp gồm hai kim loại kẽm Zn và sắt Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Thành phần phần trăm khối lượng của sắt trong hỗnl hợp là 46,289%. Tính :

a) Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra.

c) Khối lượng các muối tạo thành.

Advertisements (Quảng cáo)

a) : – Tính mFe và mZn trong 60,5 g  —> nFe và nZn

Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa Fe, Zn với dung dịch HCl. Dựa vào số mol Fe, Zn ta tính được thể tích khí H2 cũng như khối lượng 2 muối.

Đáp số : \({V_{{H_2}}} = 22,4(l);{m_{FeC{l_2}}} = 63,5(g);{m_{ZnC{l_2}}} = 68(g).\)


Bài 38.16: Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit H2SO4.

a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b) Chất nào dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam ?

Advertisements (Quảng cáo)

:

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng Fe tác dụng với axit H2SO4, tính nFe và \({n_{{H_2}S{O_4}}}\) từ đó dựa vào phương trình hoá học xem chất nào còn dư, chất nào tác dụng hết. Tính \({V_{{H_2}}}\): theo chất tác dụng hết.

\({V_{{H_2}}} = 5,6(l)\)

b) mFe dư sau phản ứng : 8,4 g.


Bài 38.17: Dẫn 6,72 lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí H2 và CO từ từ qua hỗn hợp hai oxit FeO và CuO nung nóng, sau phản ứng thấy khối lượng hỗn hợp giảm m gam.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Tính m.

c) Tính phần trăm thể tích các khí, biết tỉ khối hồn hợp khí so với CH4  bằng 0,45.

a) Các phựơng trình hoá học :

\(CuO + CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + C{O_2}(1)\)

\(FeO + CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Fe + C{O_2} \uparrow (2)\)

\(CuO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O(3)\)

\(FeO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Fe + {H_2}O(4)\)

b) Theo các phương trình hoá học (1), (2), (3), (4) số mol nguyên tử oxi trong oxit mất đi bằng số mol CO hay H2 tham gia.

Vậy khối lượng chất rắn giảm :\({{6,72} \over {22,4}} \times 16 = 4,8(g);m = 4,8(g)\)

Gọi số mol H2, co trong 1 mol hỗn hợp lần lượt là x moi và y mol

Ta có : \({V_{{H_2}}} = {{4 \times 100\% } \over 5} = 80\% ;\% {V_{CO}} = 20\% \)

Advertisements (Quảng cáo)