Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 38.10, 38.11, 38.12, 38.13 Trang 53, 54 SBT Hóa 8: Thế nào là gốc axit ?

Bài 38: Ôn tập chương 5 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 38.10, 38.11, 38.12, 38.13 Trang 53, 54 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 38.10: Viết công thức hoá học của các muối sau đây…

Bài 38.10: Viết công thức hoá học của các muối sau đây :

a) Canxi clorua ; b) Kali clorua ; c) Bạc nitrat;

d) Kali sunfat;   đ) Magie nitrat;  e) Canxi sunfat.

 

a) CaCl2 ; b) KCl; c) AgNO3 ; d) K2SO4 ; đ) Mg(NO3)2 ; e) CaSO4.


Bài 38.11: a) Cho 13 g kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl, khối lượng muối ZnCl2 được tạo thành trong phản ứng này là

A. 20,4 g. B. 10,2 g. c. 30,6 g.        D. 40 g

b) Có thể nói trong HCl có các đơn chất hiđro và clo được không ? Tại sao ?

a) Phương án A.

Cần xác định lượng chất nào (Zn hay HCl) đã tác dụng hết để tính thể tích khí H2 sinh ra.

\({n_{Zn}} = {{13} \over {65}} = 0,2(mol)\)

– Phương trình hoá học :

Advertisements (Quảng cáo)

\(Zn\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,2HCl \to ZnC{l_2}\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,{H_2} \uparrow \)

1 mol             2 mol         1 mol                   1 mol

0,15 mol <— 0,3 mol —> 0,15 mol —> 0,15 mol

Theo phương trình hoá học trên và so với đề bài cho, lượng Zn dư, lượng HCl tác dụng hết, nên tính khối lượng ZnCl2 theo HCl.

Theo phương trình hoá học trên, ta có :

\({m_{ZnC{l_2}}} = 0,15 \times 136 = 20,4(g)\)

b) Không thể nói trong HCl có các đơn chất hiđro và clo, vì theo định nghĩa hợp chất do từ hai nguyên tố hoá học cấu tạo nên. Do đó chỉ có thể nói trong HCl có các nguyên tố hiđro và clo.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 38.12: Thế nào là gốc axit ? Tính hoá trị của các gốc axit tương ứng với các axit sau.: HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.

Gốc axit là phần còn lại của phân tử axit sau khi tách riêng nguyên tử hiđro trong phân tử axit.

HBr : Gốc axit là Br có hoá trị I ; H2S : Gốc axit là S có hoá trị II.

HNO3 : Gốc axit là NO3 có hoá trị I ; H2SO4 : Gốc axit là SO4 có hoá trị II.

H2SO3 : Gốc axit là SO3 có hoá trị II ; H3PO4 : Gốc axit là PO4 có hoá trị III.

H2CO3 : Gốc axit là CO3 có hoá trị II.


Bài 38.13: a) Xác định hoá trị của Ca, Na, Fe, Cu, AI trong các hiđroxit sau đây : Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3.

b) Cho 1,35 g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3 g HCl. Khối lượng muối tạo thành là

A. 3,3375 g                        B. 6,675 g.                   C. 7,775 g.                D. 10,775 g.

a) Trong phân tử bazơ, số nhóm OH bằng hoá trị của kim loại ; nhóm OH có hoá trị bằng I. Do đó trong :

Ca(OH)2 : Ca có hoá trị II ; NaOH : Na có hoá trị I ; Fe(OH)3 : Fe có hoá trị III ; Cu(OH)2 : Cu hoá trị II ; Al(OH)3 : Al có hoá trị III

b) Phương án B.

Phương trình hoá học :

\(2Al\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,6HCl\, \to 2AlC{l_3}\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,3{H_2} \uparrow \)

 2 mol              6 mol          2 mol      \({n_{Al}} = 0,05mol\)

0,05 mol          0,2 mol       x mol      \({n_{HCl}} = 0,2mol\)

Theo phương trình trên, ta nhận thấy dư HCl, nên tính số mol AlCl3 theo số mol Al : \(x = 0,05mol \to {m_{AlC{l_3}}} = 0,05 \times 133,5 = 6,675(g)\)

Advertisements (Quảng cáo)