Bài 31.5: Trong vỏ Trái Đất, hiđro chiếm 1% về khối lượng và silic chiếm 26% về khối lượng. Hỏi nguyên tố nào có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái Đất ?
Đặt khối lượng vỏ trái đất là x gam:
\({m_H} = {x \over {100}}gam \to {n_H} = {x \over {100 \times 1}}mol\)
\({m_{Si}} = {{26x} \over {100}}gam \to {n_{Si}} = {{26x} \over {100 \times 28}}mol\)
\({{{n_H}} \over {{n_{Si}}}} = {x \over {100}} \times {{28 \times 100} \over {26x}} = {{28} \over {26}} = {{14} \over {13}}\)
\({n_H} = {{14} \over {13}}{n_{Si}} \to \) Số nguyên tử của hidro nhiều hơn số nguyên tử của silic.
Bài 31.6: Để điều chế hiđro người ta cho …….. tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí ………… hiđro cháy cho …….. sinh ra rất nhiều …….. Trong trường hợp này chất cháy là ………. chất duy trì sự cháy là ……… Phương trình hoá học của phản ứng cháy :
………+……… \( \to \) ………
Để điều chế hiđro người ta cho dung dịch axit HCl tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí hidro, hiđro cháy cho phân tử nước sinh ra rất nhiều nhiệt . Trong trường hợp này chất cháy là hidro chất duy trì sự cháy là oxi Phương trình hoá học của phản ứng cháy :
\(2{H_2} + {O_2} \to 2{H_2}O\)
Bài 31.7: Có các khí: SO2, O2, N2, CO2, CH4
a) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần ?
b) Những khí trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
Advertisements (Quảng cáo)
a) các khí SO2, O2, N2, CO2, CH4 đều nặng hơn H2 .
\({d_{S{O_2}/{H_2}}} = {{64} \over 2} = 32;{d_{{O_2}/{H_2}}} = {{32} \over 2} = 16;{d_{{N_2}/{H_2}}} = {{28} \over 2} = 14;\)
\({d_{C{O_2}/{H_2}}} = {{44} \over 2} = 22;{d_{C{H_4}/{H_2}}} = {{16} \over 2} = 8\)
b) – Các khí SO2, O2, CO2 nặng hơn không khí .
\({d_{S{O_2}/kk}} = {{64} \over {29}} = 2,2;{d_{{O_2}/kk}} = {{32} \over {29}} = 1,1;{d_{C{O_2}/kk}} = {{44} \over {29}} = 1,5;\)
– Các khí N2, CH4 nhẹ hơn không khí
\({d_{{N_2}/kk}} = {{28} \over {29}} = 0,96;{d_{C{H_4}/kk}} = {{16} \over {29}} = 0,55.\)
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 31.8: Có một hồn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO về khối lượng. Người ta dùng H2 (dư) để khử 20 g hỗn hợp đó.
a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng.
Khối lượng Fe2O3 trong 20 g hỗn hợp : \(20 \times {{60} \over {100}} = 12(g)\)
\({n_{F{e_2}{O_3}}} = {{12} \over {160}} = 0,075(mol)\)
Khối lượng Cu trong 20 g hỗn hợp : \({{20 \times 40} \over {100}} = 8(g)\)
\({n_{Cu}} = {8 \over {80}} = 0,1(mol)\)
Phương trình hóa học của phản ứng khử \({H_2}\)
\(F{e_2}{O_3}\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,3{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe\,\,\,\, + 3{H_2}O\)
1 mol 3 mol 2 mol
0,075 mol \( \to \) 0,225 mol \( \to \) 0,15 mol
Theo phương trình hóa học trên , ta có :
\({m_{Fe}} = 0,15 \times 56 = 8,4(g)\)
\({n_{{H_2}}} = 0,225mol\)
\(CuO\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O\)
1 mol 1 mol 1 mol
0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol
Theo phương trình hóa học trên :
\({m_{Cu}} = 0,1 \times 64 = 6,4(g);{n_{{H_2}}} = 0,1mol\)
a) Khối lượng Fe : 8,4 g; Khối lượng Cu: 6,4 g.
b) Số mol \({H_2}\) đã tham gia phản ứng : 0,225 + 0,1 = 0,325 (mol).