Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10 Nâng cao

Bài C1, C2, 1, 2 trang 169, 170, 172 Vật lý lớp 10 nâng cao – Tìm sự khác nhau giữa động năng và thế năng…

Giải bài C1, C2, 1, 2 trang 169, 170, 172 SGK Vật lý lớp 10 nâng cao. Bài 36 Thế năng đàn hồi.Hãy cho biết khả năng sinh công của những vật biến dạng trong các ví dụ trên;  Tìm sự khác nhau giữa động năng và thế năng

Câu C1: Hãy cho biết khả năng sinh công của những vật biến dạng trong các ví dụ trên.

Cung bị uốn cong, lò xo bị nén(dãn), ván bật nhảy uốn cong càng nhiều thì khả năng thực hiện công (lên vật khác) của chúng càng lớn, tức là chúng có thế năng đàn hồi càng lớn.


Câu C2:  Tìm sự khác nhau giữa động năng và thế năng, công của lực đàn hồi là công phát động và khi tăng biến dạng, công của lực đàn hồi là công cản.

Khi giảm biến dạng của lò xo thì:

\(\left| {{x_2}} \right| < \left| {{x_1}} \right| \Leftrightarrow {A_{12}} = {{kx_1^2} \over 2} – {{kx_2^2} \over 2} < 0 \Rightarrow {A_{12}}\) là công cản.

Khi tăng biến dạng của lò xo thì:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\left| {{x_2}} \right| > \left| {{x_1}} \right| \Leftrightarrow {A_{12}} = {{kx_1^2} \over 2} – {{kx_2^2} \over 2} > 0 \Rightarrow {A_{12}}\) là công phát động.


Bài 1: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F=3N kéo lò xo cũng theo phương ngang, ta thấy nó dãn ra được 2 cm.

a) Tìm độ cứng của lò xo.

b) Xác định giá trị thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra được 2 cm.

c) Tính công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2 cm đến 3,5 cm. Công này dương hay âm? Giải thích ý nghĩa. Bỏ qua mọi lực cản.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Về độ lớn:

\(\eqalign{  & F = k{x_1} \Rightarrow k = {F \over {{x_1}}} = {3 \over {0,02}} = 150(N/m)  \cr  & b){{\rm{W}}_{đh1}} = {{kx_1^2} \over 2} = {{150.{{(0,02)}^2}} \over 2} = 0,03(J)  \cr  & c){A_{12}} = {{\rm{W}}_{đ{h_1}}}-{{\rm{W}}_{đ{h_2}}} = 0,03-{{kx_2^2} \over 2} \cr&= 0,03-{{150.{{(0,035)}^2}} \over 2} \cr&=- 0,062(J) \cr} \)

A12 < 0 vì lực đddanfhooif chống lại sự biến dạng.


Bài 2: Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa bị biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm cho lò xo bị nén một đoạn 10cm. Tìm thế năng tổng cộng của hệ vật-lò xo tại vị trí này. Lò xo có độ cứng 500N/m và bỏ qua khối lượng của nó. Cho g = 10m/s2 và chọn mức không của thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.

Chọn mức không của thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng:

Thế năng trọng trường tại vị trí lò xo bị nén 10cm là:

\({{\rm{W}}_1} = mgx = 0,25.10.(-0,1) =- 0,25(J)\)

Thế năng tại vị trí đàn hồi này là:

\({{\rm{W}}_{đh}} = {1 \over 2}k{x^2} = {1 \over 2}.500.{(0,1)^2} = 2,5(J)\)

Thế năng tổng cộng của hệ :

\({{\rm{W}}_{tt}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_{đh}} = -0,25 + 2,5 = 2,25(J)\)

Advertisements (Quảng cáo)