Bài C1: Tục ngữ có câu:
Của một đồng, công một nén . Khái niệm công này có phải là công cơ học không? Tại sao?
Từ “công” trong câu “Của một đồng, công một nén” không phải là công cơ học.
Bài C2: Trong trường hợp người nhảy dù đang rơi, sau khi dù đã mở, có những lực nào thực hiện công? Công đó là dương hay âm?
Sau khi dù đã mở, người và dù đang rơi thì có trọng lực, lực cản không khí, lực đẩy Ac-si-mét , lực của gió tác dụng vào người và dù. Trong đó:
– Trọng lực thực hiện công dương.
Advertisements (Quảng cáo)
– Lực cản không khí và lực đẩy Ac-si-mét thực hiện công âm.
– Lực của gió thực hiện công dương.
Bài C3: Hãy tìm hai ví dụ trong đó có lực tác dụng nhưng công thực hiện bằng 0.
Advertisements (Quảng cáo)
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang thì trọng lực và phản lực của mặt ngang tác dụng lên vật không thực hiện công:
\((A = P.S.c{\rm{os}}\alpha {\rm{ = P}}{\rm{.S}}{\rm{.cos9}}{{\rm{0}}^0} = 0).\)
Đẩy bàn theo phương ngang nhưng bàn không chuyển động được thì lực đẩy không thực hiện công.
\((A = F.S.\cos \alpha = F.0.cos\alpha = 0).\)
Câu C4: Hãy cho biết cần cẩu nào có công suất lớn hơn, biết rằng:
– Cần cẩu 1 nâng vật 900kg lên cao 10m trong 1 min.
– Cần cẩu 2 nâng vật 2000kg lên cao 6m trong 2 min.
\(\left. \matrix{ {P_1} = {{{A_1}} \over {{t_1}}} = {{{p_1}{h_1}} \over {{t_1}}} = {{{m_1}g{h_1}} \over {{t_1}}} \hfill \cr {P_2} = {{{A_2}} \over {{t_2}}} = {{{p_2}{h_2}} \over {{t_2}}} = {{{m_2}g{h_2}} \over {{t_2}}} \hfill \cr} \right\}\)
\(\Rightarrow {{{P_1}} \over {{P_2}}} = {{{m_1}{h_1}{t_2}} \over {{m_2}{h_2}{t_1}}} = {{900.10.2} \over {2000.6.1}} = 1,5\)
Cẩu 1 có công suất gấp rưỡi cẩu 2.