Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Địa lí 12

Bài 17. Lao động và việc làm – Địa lớp 12: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Bài 17 Địa lí lớp 12: Lao động và việc làm. Giải bài 1, bài 2, bài 3 bài tập lí thuyết trang 76 . Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay..

Từ bảng 17.1 (SGK

-Từ năm 1996 đến năm 2005, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáng kể (từ 12,3% năm 1996 lên 25,0% năm 2005, tăng 12,7%), tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm (từ 87,7% năm 1996 xuống còn 75,0% năm 2005).

-Trong số lao động đã qua đào tạo, tăng nhanh nhất là lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp, tiếp theo là lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học và sau đó là lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp.

– Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với dao động chưa qua đào tạo (25,0% so với 75,0%, năm 2005).

-Phần lớn lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ nghề sơ cấp, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ thấp.


Từ bảng 17.2 (SGK

– Trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (giai đoạn 2000 – 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tiếp theo là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng (dẫn chứng).

– Giai đoạn 2000 – 2005, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta cỏ sự thay đổi, nhưng còn chậm.

+ Tỉ lệ lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần, từ 65,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 7,8%), nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005 (tăng 5,1%).

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2005), tăng 2,7%.


Từ bảng 17.3 (SGK

Advertisements (Quảng cáo)

– Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2000 – 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp theo là khu vực kinh tế Nhà nước và thấp nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Giai đoạn 2000 – 2005, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi nhưng còn rất chậm.

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm (từ 9,3% năm 2000 lên 9,5% năm 2005, tăng 0,2%).

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm (từ 90,1% năm 2000 xuống còn 88,9% năm 2005, giảm 1,2%).

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005, tăng 1,0%).

– Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


Từ bảng 17.4 (SGK

– Từ năm 1996 đến năm 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm (từ 79,9% năm 1996 xuống còn 75,0% năm 2005, giảm 4,9%), tỉ lệ lao động thành thị tăng (từ 20,1% năm 1996 lên 25,0% năm 2005, tăng 4,9%).

– Sự chuyển dịch này phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Advertisements (Quảng cáo)


Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

a) Thế mạnh

– Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

– Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.


Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Tỉ lệ lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 65,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 7,8%), nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

– Khu vực công nghiệp – xây dựng có tỉ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005 (tăng 5,1%).

– Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2005), tăng 2,7%.


Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng.

Những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng:

-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

-Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

– Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.

-Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nrớc ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

– Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Advertisements (Quảng cáo)