Bài 7: Mặt ngoài của một cốc thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích tại sao?
Lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của thành cốc thủy tinh đang đựng nước đá bị làm lạnh xuống đến nhiệt độ dưới điểm sương của nó nên hơi nước trong không khí đọng lại thành sương và giọt làm ướt mặt ngoài của thành cốc.
Bài 9: Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?
Buổi sáng nhiệt độ không khí là t1 = 230C, độ ẩm tỉ đối là f1 = 80%.
Dựa vào bảng 39.1 ta suy ra độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ 230C là A1= 20,60 g/m3.
Advertisements (Quảng cáo)
Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 230C là:
a1 = f1. A1 = 80%.20,6 = 16,48 g/m3
Buổi trưa nhiệt độ không khí là t2 = 300C và độ ẩm tỉ đối f2 = 60%.
Dựa vào bảng 39.1 ta suy ra độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ 300C là A2 = 30,29 g/m3
Advertisements (Quảng cáo)
Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 300C là:
a2 = f2. A2 = 60%. 30,29 = 18,174 g/m3.
Theo trên ta thấy 1 m3 không khí buổi sáng chi chứa 16,48g hơi nước, còn buổi trưa tới 18,174 g/m3.
Như vậy không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn so với buổi sáng.
Bài 8: Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 g/m3. Hãy tính độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 300C.
+ Không khí ở 300C có độ ẩm cực đại là A = 30,29 g/m3.
+ Đề bài thì ở 300C độ ẩm tuyệt đối của không khí là a = 21,53 g/m3.
+ Độ ẩm tương đối của không khí ở 300C bằng:
\(f = {a \over A} = {{21,53} \over {30,29}} = 0,711 = 71,1\% \)