Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10

Bài 1, 2, 3 trang 213 Vật lý lớp 10: Độ ẩm của không khí

Bài 39 Độ ẩm của không khí lý 10. Giải bài tập trang 213 SGK Vật lý lớp 10. Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này; Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của các đại lượng này?

Bài 1: Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này.

1. Độ ẩm tuyệt đối  của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m (tính ra gạm) của hơi nước có trong 1m3 không khí. Đơn vị đo của a là g/m3.

 2. Độ ẩm cực đại

 Nếu độ ẩm tuyệt đối của không khí càng cao thì lượng hơi nước có trong 1m3 không khí càng lớn nên áp suất riêng phần p của hơi nước trong không khí càng lớn.

  Áp suất này không thể lớn hơn áp suất hơi nước bão hòa po ở cùng nhiệt độ cho trước nên độ ẩm độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hòa hơi nước có giá trị cực đại và được gọi là độ ẩm cực đại A.

Advertisements (Quảng cáo)

  Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.


Bài 2: Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của các đại lượng này?

  Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước:

Advertisements (Quảng cáo)

$$f = {a \over A}.100\% $$

Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức:

$$f \approx {p \over {{p_{bh}}}}.100\% $$

Ý nghĩa độ ẩm tỉ đối cho ta biết mức độ ẩm của không khí. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.


Bài 3: Viết công thức tính gần đúng của độ ẩm tỉ đối dùng trong khí tượng học ?

Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức:

 $$f \approx {p \over {{p_{bh}}}}.100\% $$

Advertisements (Quảng cáo)