Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975.
Những mục đích chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 :
-Từ ngày 23-8-1945 nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945, Chính phủ lâm thời ở Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
-Tháng 3-1946, Pháo trở lại xâm chiếm Lào. Đầu năm 1947, các chiến khu lần lượt được thành lập. Ngày 20-1-1949, quân giải phóng Látxavông ra đời. Ngày 13-8-1950, Đại hội Quốc dân họp mặt, bầu Mặt trận Lào do Hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu.
-Trong những năm 1953-1954:, quân dân Lào cùng với quân tình nguyện Việt Nam đã mở nhiều chiến dịch, giành thắng lợi to lớn, góp phần vào thắng lợi chung của ba nước Đông Dương, buộc Pháp ký hiệp định Giơnevơ về Đông Dương ngày 21-7-1954, công nhận độc lập, chủ quyền , thống nhất của nước Lào. Lực lượng kháng chiến tập kết ở tỉnh Sầm Nưa và Phongxali.
-Sau Hiệp định Giơnevơ, quân dân Lào đã tiến hành cuộc đấu tranh chống Mĩ kiên cường trên ba mặt trận : quân sự- chính trị- ngoại giao, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù. Đến đầu những năm 60, quân dân Lào đã giải phóng 2/3 lãnh thổ và 1/3 dân số cả nước.
-Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn.
-Từ tháng 5-1975, quân dân Lào đã tiến hành tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn đất nước. Ngày 2-12-1975, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố thành lập, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển của xứ sở Triệu Voi.
Hãy cho biết nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993.
Nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993:
Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ( từ năm 1951 trở đi là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp)
Ngày 9-11-1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanúc, Chính phủ Pháp kí hiệp ước giao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Advertisements (Quảng cáo)
Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnom Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc.
Ngay sau dó, tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội.
Nhân dân Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đuổi tập đoàn Khơ me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnom Pênh được giải phóng, nước Cộng hòa Nhận dân Campuchia được thành lập. Từ đây, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
Tuy nhiên từ năm 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng với các phe đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơme đỏ.
Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9-1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do N. Xina húc làm Quốc vương.Từ đó đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới.
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước Bali( 1976 )
Advertisements (Quảng cáo)
Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
+Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.
+Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn ngoài khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng khó khăn và đứng trước nguy cơ thất bại. Một “ khoảng trống quyền lực” có thể hình thành ở Đông Nam Á.
+Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ.
Trước tình hình đó, các nước Đông Nam Á mong muốn liên kết với nhau để tăng cường sự hợp tác giữ gìn an ninh khu vực và hạn chế sức ép của các nước lớn cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với khu vực.
-Nội dung của Hiệp ước Bali :
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước : tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?
– Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
– Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo.
– Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong những năm 1948-1950. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.
Về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á
Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.
Nhân dân Ấn Độ đạt được những thành tựu:
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ sau ngày độc lập, Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng.
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp những năm 50-70 đã giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước gần 1 tỉ dân và bắt đầu xuất khẩu được gạo.
Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu…