Khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự biến đổi như thế nào?
Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
-Đôi nét về khu vực Đông Bắc Á.
-Về thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.
-Về Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao.
– Bán đảo Triều Tiên : những sự kiện năm 1948, 1950,1953…
-Sự phát triển kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á
Nêu những sự kiện chính những năm 1946-1949 dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập này
Việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
Advertisements (Quảng cáo)
Ngày 20-7-1946, cuộc nội chiến bùng nổ. Do tương quan lực lượng bất lợi, trong khoảng 1 năm đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ trương phòng ngự tích cực.
Từ tháng 6-1947, Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyến sang phản công, giải phóng nhiều vùn lãnh thổ lớn.
Ngày 21-4-1949, Quân giải phóng vượt song Trường Giang tiến đánh Nam Kinh –thủ đô của chính quyền Quốc dân đảng. Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra đảo Đài Loan.
-Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh..
*Ý nghĩa:
-Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã chấm dứt hơn 100 năm bị đế quốc nô dịch, xâu xé,, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Advertisements (Quảng cáo)
Là một quốc gia rộng lớn, đông dân (lãnh thổ bằng ¼ châu Á, dân số bằng ¼ thế giới), thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á, làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng có lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978-2000
Nội dung cơ bản của đường lối cải cách Trung Quốc : lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Mao Trạch Đông) ; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
-Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là trên 8%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đat hơn 1000 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch căn bản, thu nhập công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ 33%, nông nghiệp chỉ còn 16%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng cao.
Khoa học- kỹ thuật, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế không ngừng lớn mạnh (năm 1964 chế tạo thành công bom nguyên tử, năm 2003 đưa con người bay vào không gian vũ trụ)
Về đối ngoại, năm 1979, Trung Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Mĩ; từ những năm 80 cải thiện quan hệ với Liên Xô, sau này là Liên bang Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập, bình thường hóa mối quan hệ với Ấn Độ, Mông Cổ, Inđônêxia và các nước khác.
Tháng 11-1991, Trung Quốc và Việt Nam đã khôi phục quan hệ ngoại giao.
Tháng 7-1997, Hồng Công và tháng 12-1999, Ma Cao đã trở về thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan từng bước cải thiện.
Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Các sự kiện thể hiện biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000
Các sự kiện chính của lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000: