Bài 10: Nhiều người cho rằng hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôzôn, là nguyên nhân làm cho khí hậu Trái Đất ngày một nóng lên. Theo em, điều đó có đúng không ? Hãy giải thích và cho ví dụ minh hoạ. Hậu quả của suy giảm tầng ôzôn là gì ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tầng ôzôn của Trái Đất ?
– Hoạt động của con người như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tảiẾi. thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây thủng tầng ôzôn, như các khí nitơ ôxit, mêtan, lưu huỳnh, cacbonic… và đặc biệt là khí CFC.
– Hậu quả của phá huỷ tầng ôzôn là rất lớn, làm tăng nhiều loại bệnh như ung thư da và nhiều bệnh về mắt. Sự giảm sút mật độ tầng ôzôn còn làm biến đổi tính chất của chuỗi thức ăn và làm giảm năng suất sinh học, năng suất lúa, ngô sẽ bị giảm sút về số lượng và chất lượng. Sự giảm sút tầng ôzôn còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không khí của Trái Đất.
– Chúng ta cần loại bỏ việc sử dụng các loại khí gây thủng tầng ôzôn, thực hiện sản xuất sạch, giảm khí thải độc hại.
Bài 11: Một nguyên nhân khác cũng làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên là hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”. Cho biết:
Advertisements (Quảng cáo)
-Nguyên nhân nào gây hiệu ứng nhà kính ?
– Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì ?
– Chúng ta cần làm gì để hạn chế hiện tượng gây hiệu ứng nhà kính ?
Advertisements (Quảng cáo)
– Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch làm tăng quá trình giải thoát khí nhà kính, canh tác nông nghiệp không hợp lí làm gia tăng mức độ giải thoát CO2 trong đất, phá rừng (nhất là rừng rậm nhiệt đới) làm mất cân bằng quá trình điều chỉnh nồng độ CO2 trong khí quyển, việc sử dụng khí CFC trong công nghiệp làm lạnh.. của loài người đang làm nhiệt độ khí quyển tăng lên. Kết quả dẫn tới sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển.
– Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là làm tan băng ở hai cực của Trái Đất, làm dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng đồng bằng trù phú ven biển, nhiều khu dân cư và đảo nhỏ sẽ bị chìm dưới nước biển. Khí hậu Trái Đất thay đổi sẽ làm cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sự nóng lên của khí quyển sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của sinh vật trên Trái Đất, nhiều loài sinh vật không có khả năng thích nghi với sự thay đổi khí hậu sẽ bị tiêu diệt.
– Chúng ta cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như bảo vệ rừng, sản xuất sạch để giảm khí thải độc hại, từng bước hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch…
Bài 8: Hãy lấy các ví dụ về những hệ sinh thái điển hình có ở nước ta mà em biết và chỉ vị trí của các hệ sinh thái đó trên bản đồ Việt Nam : rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng cây thông, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, hệ sinh thái đồng cỏ, bãi cát, rừng cây cao su, san hô, các đảo đá ven biển, đầm phá.
Ví dụ về các hệ sinh thái như : rừng mưa nhiệt đới (rừng Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên…), rừng ngập mặn (Cà Mau, Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh, Tiên Yên – Quảng Ninh…), rừng cây thông (Đà Lạt, Quảng Ninh…), hồ tự nhiên (Hồ Ba Bể…), hồ nhân tạo (Hồ Thác Bà, Đa Nhim..), hệ sinh thái đồng cỏ (đồng cỏ trên cao nguyên Mộc Châu…), bãi cát (bãi cát ven biển Ninh Thuận), rừng cây cao su (rừng cao su Phú Riềng), san hô (Nha trang, Hạ Long), các đảo đá ven biển (Vịnh Hạ Long, Hà Tiên), đầm phá (Phá Tam Giang, Cầu Hai, Ô Loan…).
Bài 9: Xét về mặt năng lượng đầu vào và chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái, các hộ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái thành phố khác nhau như thế nào ? Hãy lập bảng so sánh
Hệ sinh thái |
Năng lượng đầu vào |
Vật chất tái sinh |
Hệ sinh thái tự nhiên |
Năng lượng ánh sáng mặt trời. |
Chu trình vật chất tái sinh tự nhiên diễn ra từ từ, phân huỷ mùn bã trả lại các chất khoáng trong đất. |
Hệ sinh thái nông nghiệp |
Ngoài năng lượng mặt trời, người ta còn cho thêm vào hệ sinh thái nhiều nguồn vật chất khác như phân bón, thuốc trừ sâu… |
Một phần sản phẩm được thu hoạch (đưa ra khỏi hệ sinh thái nông nghiệp) sử dụng cho cuộc sống con người. |
Hệ sinh thái thành phố |
Năng lượng được cung cấp như năng lượng điện, than, dầu mỏ, thực phẩm… |
Vật chất tái sinh ít, phần lớn sản phẩm sau sử dụng được chôn lấp, hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác… |