Bài 1: Hãy đưa ví dụ về 2 chuỗi thức ăn, 1 chuỗi bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và 1 chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã.
– Cây cam ⟶ sâu ăn lá cây ⟶ chim sâu ⟶ diều hâu.
– Giun đất ăn mùn bã ⟶ chuột ăn giun ⟶ mèo bắt chuột ⟶ cáo. (chú ý : mỗi mắt xích là một loài, do vậy cần ghi rõ tên loài).
Bài 2: Những thông tin nào chúng ta có thể biết được qua quan sát một tháp sinh thái mà nếu quan sát chuỗi thức ăn thì không thể biết được và ngược lại, những thông tin nào chúng ta có thể biết được qua quan sát một chuỗi thức ăn mà nếu quan sát tháp sinh thái thì không biết được ?
Lời giải
– Chuỗi thức ăn cho ta biết sự tham gia của các loài vào trong chuỗi, lưới thức ăn và hệ sinh thái.
– Từ tháp sinh thái ta có thể biết được nhiều thông tin : dựa vào hình dạng của tháp như tháp có đáy rộng và chênh lệch giữa các bậc dinh dưỡng là lớn thì hệ sinh thái đó là hệ sinh thái bền vững. Ngoài ra, còn có thể nhận biết hệ sinh thái thuỷ sinh khi hệ sinh thái có hình tháp ngược, có thể nhận biết hệ sinh thái có nhiều sinh vật ăn tạp và kí sinh khi bậc dinh dưỡng trên có sinh khối cao hơn bậc dinh dưỡng dưới.
Bài 3: Thế nào là một hệ sinh thái ? Hãy :
Advertisements (Quảng cáo)
– Kể tên 10 hệ sinh thái phổ biến của Việt Nam mà em biết.
– Lấy ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, chỉ ra các thành phần cấu trúc của 2 hệ sinh thái đó.
– Chỉ ra năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của 2 hệ sinh thái đó.
– Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm tất cả sinh vật và các nhân tố vô sinh ở một khu vực nhất định, có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ có các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
– Ví dụ về các hệ sinh thái điển hình của Việt Nam như : đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng bằng Bắc Bộ, rừng mưa nhiệt đới như rừng Cúc Phương, rừng ngập mặn Cà Mau, rừng tràm U Minh, hệ sinh thái trung du Phú Thọ, hệ sinh thái vùng núi đá ở Tây Bắc, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển từ Bắc vào Nam, hệ sinh thái hồ nước ngọt…
– Hệ sinh thái tự nhiên: Rừng ngập mặn: cấu trúc:
Advertisements (Quảng cáo)
+ thành phần vô sinh: Ngoài các thành phần chính như \(C, N, CO_2, H_2O\)… Thì hệ sinh thái rừng ngập mặn còn có những chất vô cơ đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn do các sản phẩm bồi tụ như: lưu huỳnh, photpho, các oxit sắt và nhôm
khí hậu: là nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ \(20-25^oC\), lượng mưa từ 2200-2600mm.
+ thành phần hữu sinh( sinh vật) :
Sinh vật sản xuất: Thực vật nổi ,các loài thực vật thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (Sounerrtiaceae), họ Đơn Nem (Myrsinaceae), và họ Dừa (palmae)
Sinh vật tiêu thụ: Thân mềm , động vật nổi, cá , giáp xác, chim, thú…
sinh vật phân giải: vi sinh vật.
Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái ao hồ nước ngọt: cấu trúc:
+ thành phần vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ oxi hòa tan, pH…
+ thành phần hữu sinh:
Sinh vật sản xuất: bao gồm các loại tảo, rong, sen, rau muống, bèo dưới ao..
sinh vật tiêu thụ: các động vật phù du, cá ăn thực vật, sinh vật ăn động vật phù du..
Sinh vật phân giải: bao gồm các VSV , nấm sống dưới đáy bùn..
– Năng lượng đầu vào của các hệ sinh thái tự nhiên thường là năng lượng ánh sáng mặt trời, còn năng lượng đầu ra là các sản phẩm thu hoạch từ hệ sinh thái và các chất khoáng trả lại cho đất qua quá trình phân giải hữu cơ.