Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú. Bố cục:
– 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế.
– 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm.
– Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước.
Câu 2:
* Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5:
– trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.
– Hình dáng: loắt choắt.
– Cử chỉ: thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch.
– Lời nói: tự nhiên, thật thà.
Advertisements (Quảng cáo)
→ Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên.
* Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.
Câu 3:
– Nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm nguy hiểm, khó khăn. Sự hy sinh của Lượm thật dũng cảm gợi ra sự thương mến, đáng cảm phục.
– Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
+ Ra thế
Lượm ơi !…
Advertisements (Quảng cáo)
→ diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.
+ Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt.
+ Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin.
Câu 4:
Người kể gọi Lượm bằng : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú – cháu cũng là giữa hai đồng chí, là nhà thơ – một chiến sĩ đã hy sinh. Chú bé – người cháu của mọi người, của Tổ quốc. → thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé.
Câu 5*:
Lượm ơi, còn không ?
Sau câu thơ, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu nhằm khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm sống mãi cùng non sông, đất nước.
Luyện tập
Câu 1: Học thuộc lòng từ “Một hôm nào đó” đến hết bài.
Câu 2:
Gợi ý:
– Sự chuẩn bị của Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm ?
– Hoàn cảnh khi liên lạc, trận đánh dữ dội, đạn như mưa, mật thư rất quan trọng.
– Khi Lượm bị trúng đạn …
– Suy nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng đó.
giabaitap.me