I. Thế nào là câu đặc biệt?
“Ôi, em Thủy!”
Câu được in đậm không phải câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần bị lược bỏ.
Đây là câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
II. Tác dụng của câu đặc biệt:
– “Một đêm mùa xuân” – Xác định thời gian, nơi chốn.
– “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay”: liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
– “Trời ơi!”: Bộc lộ cảm xúc.
– “Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
Chị An ơi!”: gọi đáp.
III. LUYỆN TẬP:
Advertisements (Quảng cáo)
1. Tìm những câu đặc biệt và câu rút gọn:
a. Không có câu đặc biệt.
Các câu rút gọn:
– Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
– Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
– Nghĩa là phải ra sức trưng bày…kháng chiến.
Advertisements (Quảng cáo)
b. Không có câu rút gọn
Câu đặc biệt: Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!
c. Không có câu rút gọn.
Câu đặc biệt: Một hồi còi.
d. Câu rút gọn:
– Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu đặc biệt: Lá ơi!
2. Câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được có tác dụng:
– Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn ngắn gọn, không bị thừa.
– Ba giây…Bốn giây… – Xác định thời gian.
– Lâu quá! – bộc lộ cảm xúc.
– Một hồi còi – thông báo, tường thuật
– Lá ơi – gọi đáp.
3. Viết đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.
Ôi, quê hương yêu dấu! Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở lại quê hương. Những cánh đồng lúa chín vàng rực đang chờ các bác nông dân chăm chỉ, khéo léo xuống gặt đem về. Những cây cổ thụ già đi và rễ nó ăn sâu, lan ra quanh gốc. Các bạn nhỏ đang chơi trò đuổi bắt quanh đó. Tiếng đùa. Tiếng hò nhau. Tất cả tạo nên một khung cảnh thật đẹp và nên thơ.