Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Soạn văn lớp 8

Soạn bài Câu phủ định – Bài 22 trang 52 Văn 8: Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định ?

Soạn bài Câu phủ định  – Bài 22 trang 52 SGK Văn lớp 8. Trả lời các câu hỏi phần I, II trang 52 – 54 SGK văn lớp 8. Câu 2: Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định ? (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn…

I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

Câu 1: a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng.

b. Câu (a) dùng để khẳng định việc “Nam đi Huế” là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc “Nam đi Huế” không diễn ra.

Câu 2: – Những câu có từ ngữ phủ định là:

    + (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

    + (2) Đâu có!

– Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.

Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.

II. Luyện tập

Câu 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:

a. – Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!

– Không, chúng con không đói nữa đâu.

Advertisements (Quảng cáo)

b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó “phản bác” một ý kiến, nhận định trước đó.

Câu Cụ cứ tưởng thế đầy chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Ông giáo dùng để “phản bác” lại suy nghĩ của Lão Hạc (cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!).

Câu “Không, chúng con không đói nữa đâu” là câu cái Tý muốn làm thay đổi (“phản bác”) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá. (Chú ý: câu thứ hai trong c (Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoa thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa) cũng có ý nghĩa bác bỏ, nhưng không phải là câu phủ định, vì không có từ phủ định).

Còn câu phủ định trong a là câu phủ định miêu tả.

Câu 2: a. Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệ là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng). hoặc kêt hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.

b. Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

– Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

Advertisements (Quảng cáo)

– Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn…

– Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ…

Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phu định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên).

Câu 3: – Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau:Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

– Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói (không bao hàm phủ định ở thời điểm sau thời điểm nói) nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa.

– Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Câu 4: a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).

– Đẹp gì mà đẹp! dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp (ví dụ Ngôi nhà này đẹp thật!).

– Làm gì có chuyện đó! Dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá (ví dụ: Có loại xe hơi chạy bằng nước lã, không cần xăng dầu).

– Bài thơ này là hay à? Dây là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay (ví dụ : Bài thơ này hay thật).

– Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? Đấy là một câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ : ông giáo sung hướng hơn lão Hạc.

b. Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.

– Không đẹp một chút nào !

– Không thể có chuyện đó được.

– Bài thơ này không hay.

– Bài thơ này dở quá.

– Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Câu 5: Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).

Advertisements (Quảng cáo)