1.a. Các đoạn văn trên thể hiện đúng như dự kiến của tác giả. Nội dung và giọng điệu của đoạn văn mở đầu và kết thúc có những điểm giống nhau:
– Giống nhau: Cả đoạn mở đầu và kết thúc đều miêu tả cảnh rừng xà nu. Nó tạo thành một kết cấu vòng tròn. Kết cấu này vừa đảm bảo sự chặt chẽ về bố cục, vừa tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
– Khác nhau:
+ Đoạn đầu mở ra khung cảnh về một cánh rừng xà nu tràn đầy nhựa sống, bảo vệ cho dân làng.
+ Đoạn sau, cánh rừng bị tàn phá nhưng nó lại đang trỗi dậy với những mầm non mới, nó như sự bất diệt của cây xà nu.
b. Từ cách viết của nahf văn có thể học được cách viết đoạn văn theo lối kết cấu vòng tròn, để đoạn văn trở nên hấp dẫn hơn, xoáy sâu vào nội dung, dụng ý mà người viết muốn đề cập.
2. a. Đoạn văn này thuộc phần thân bài trong “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết. Có thể xem đây là đoạn văn trong văn bản tự sự.
b. Có thể nói, đoạn văn trên mới chỉ thành công trong việc “kể” lại câu chuyện. Nhược điểm của đoạn văn là việc sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng còn chưa hay.
Advertisements (Quảng cáo)
– Có thể viết tiếp vào dấu 3 chấm trong đoạn văn:
+ “… Ánh sáng bắt đầu lan tỏa rộng hơn, những cái đầu bắt đầu nhô lên thấp thoáng…”.
+ “… Chị nhớ lại cái đêm tối tăm ấy, chị chạy băng qua màn đêm tối, cứ thế lao đi mãi nhằm tìm lấy mội lối thoát. Cảm giác mênh mông, xa vắng, sợ hãi lại ùa về rõ rệt …”.
3. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:
– Khi viết đoạn mở bài và đoạn kết thúc, cần dựa vào đề tài và cốt truyện để xác định nội dung.
Advertisements (Quảng cáo)
– Sau đoạn mở đầu, vẫn phải dựa vào cốt truyện, dựa vào chủ đề, tư tưởng của bài văn để viết các đoạn thân bài: đoạn miêu tả, đoạn giới thiệu nhân vật, đoạn kể việc, đoạn đối thoại,…
– Cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó, chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ.
Luyện tập
1. a. Đoạn văn này kể lại sự việc cô Phương Định – một nữ thanh niên xung phong đang phá bom để mở đường ra mặt trận. Đây là đoạn văn nằm ở phần thân bài (phần phát triển) của văn bản “Những ngôi sao xa xôi”.
b. Đoạn văn được chép lại có một số sai sót về ngôi kể.
Trong truyện ngắn, người kể chuyện (nhân vật Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong). Một số câu trong đoạn này, đại từ “tôi” đã bị thay bằng “cô gái” (câu 5); “Cô” (câu 6, 16), danh từ riêng “Phương Định” (câu 14, 20).
c. Trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu có sự thay đổi về người kể thì ngôi kể ấy sẽ phải thống nhất từ đoạn đầu đến các đoạn tiếp theo.
2. Viết đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích đoạn thơ “Tiễn dặn người yêu”
Người con gái đi lấy chồng nhưng lòng lại tha thiết thương nhớ người yêu, chân bước đi mà lòng lại đau xót vô cùng. Vừa đi lại vừa ngoảng lại ngoái trông tiếc nuối về người cô yêu thực sự. Phút giây quay lại nhìn người yêu là những phút giây cuối cùng để ghi nhớ lại hình ảnh thân thương ấy. Rồi cô gái đến rừng ớt ngồi chờ, tâm trạng đi xa thương nhớ, cô gái ngắt lá ớt như để xua đi nỗi đau, mỗi lá ớt ngắt xuống như một vết thương lòng, như một nỗi nhớ thương gửi đến người cô yêu. Bước đi ngày càng xa, đường tới nhà chồng càng nhanh tới gần, đi hết rừng ớt là rừng cà, cô gái lại tiếp tục ngồi đợi. Những lá cà rơi xuống, nhưng chàng trai vẫn chưa xuất hiện. Cô tiếp tục bước tới rừng lá ngón, lúc này thì chàng trai đã xuất hiện, cả hai được thủ thỉ những lời tâm tình cuối cùng, tình yêu của họ trao cho nhau là thật lòng nhưng tiếc rằng số phận lại thật éo le, họ không có cơ hội được bên nhau đến trọn đời. Nhưng có lẽ tình yêu thủy chung, son sắt của đôi trai gái sẽ luôn vĩnh hằng mãi với thời gian và trở thành tình yêu đẹp nhất trong văn học dân tộc Thái.