Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn lớp 11

Soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận bình luận Văn 11: Bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và việc giáo dục trong xã hội?

Soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận bình luận Văn 11. Bài tập 1. Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”….

Bài 1. Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.

a) Bài viết tham gia diễn đàn nên là một bài văn bình luận vì hơn hết, người viết cần phải đưa ra được chính kiến, quan điểm của mình; phải thuyết phục được mọi người rằng đó là quan điểm đúng, thái độ đúng, nên làm, nên nghe theo.

b) Không nên bàn về toàn bộ vấn đề bởi như vậy sẽ khó tránh khỏi việc nói chung chung, không sâu sắc. Nên chọn bình luận về một trong các vấn đề sau :

– Chống nói tục trong nhà trường.

– Biết cách “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

– Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

– Dùng từ nhã nhặn mà không mất đi sự chân thành.

c) Xây dựng dàn ý

Nên triển khai bài bình luận theo dàn ý sau:

– Dẫn ra một cách chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề mà ta sẽ trình bày (những biện tượng tốt, hoặc có thể đưa ra cả những hiện tượng xấu, những thái độ xấu để phủ định,…).

– Đưa ra những đánh giá, bình luận của bản thân về những vấn đề vừa nêu ra (tán thành hay không tán thành, đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài bình luận).

Advertisements (Quảng cáo)

 Bàn luận mở rộng vấn đề:

+ Đề cập đến thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

+ Bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình vừa rút ra khi liên hệ với thời đại, với thực tế học đường,…

Bài 2:

Dàn ý bình luận về khía cạnh biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi ” của học sinh văn minh, thanh lịch.

* MB: nêu vấn đề cần bình luận- biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”

Advertisements (Quảng cáo)

* TB:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

    + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

    + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

    + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

    + Không nói tục, chửi thề…

-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

–  Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

     + Nói tục, chửi thề

     + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

      + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

      + Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

–  Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

     + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch

* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

Advertisements (Quảng cáo)