I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT
II.CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
– Văn bản “Lương Thế Vinh”.
a, Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh
Người viết đã chọn các tài liệu tiêu biểu và cần thiết sau đây:
+ Nhân thân (tên tuổi, quê quán…)
+ Sự nghiệp, học vấn: học giỏi, đỗ trạng nguyên, nhiều công trình Toán học…..
+ Đánh giá chung: là người có thực học.
-> Chính là kết cấu của một bài tiểu sử tóm tắt.
b, Tính chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn
– Tính chính xác, chân thực: các thông tin được đưa ra với đảm bảo được tính khách quan, những cứ liệu cụ thể bằng những con số: năm sinh, các mốc thời gian trong cuộc đời..lời trích dẫn ý kiến rất rõ ràng của nhà bác học Lê Quý Đôn.
– Tiêu biểu: bài viết không rườm rà, những cứ liệu đưa ra rất rõ ràng và có kết cấu nội dung hợp lý đảm bảo cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và căn bản nhất về Lương Thế Vinh.
c, Tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
– Tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của người được tóm tắt.
Advertisements (Quảng cáo)
– Yêu cầu về tài liệu: chính xác, rõ ràng, có cơ sở, ngắn gọn, đúng mục đích
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Văn bản Lương Thế Vinh
– Bố cục của tiểu sử tóm tắt:
+ Phần 1: Giới thiệu nhân thân của người được viết, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh( năm mất ), nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán…
+ Phần 2: Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu tiêu biểu, các quan hệ xã hội tiêu biểu …của người được viết.
+ Phần 3: Đánh giá vai trò, tác dụng của người được viết tiểu sử tóm tắt trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định (không gian : quốc gia, làng xã, tập thể, gia đình…; thời gian : lịch sử, đương đại…).
– Muốn viết được tiểu sử tóm tắt cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ về ba nội dung nói trên bằng cách: đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng ( nếu có )
Advertisements (Quảng cáo)
+ Sắp xếp tư liệu theo trình tự không gian, thời gian, sự việc …hợp lí.
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản.
+ Nội dung: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu.
+ Mức độ đánh giá: khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.
LUYỆN TẬP
Bài 1: Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c, d.
Bài 2: Những điểm giống và khác nhau giữa các văn bản tiểu sử tóm tắt
a, Giống nhau:
– Các văn bản tiểu sử tóm tắt, sơ yếu lý lịch, điếu văn, thuyết minh đều viết về một nhân vật nào đó.
– Tiểu sử tóm tắt thường gồm 4 phần:nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Dùng văn phong cô đọng, rõ ràng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
b, Các văn bản điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh có thể sử dụng tiểu sử tóm tắt ở những vị trí thích hợp tùy theo yêu cầu,nhưng có thể có thêm các phần:
+ Tiểu sử tóm tắt và điếu văn: Khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn được sử dụng để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử của người đã mất còn có thêm nhiều nội dung khác: tiếc thương người đã mất, chia buồn với gia quyến.
+ Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lý lịch:
• Sơ yếu lý lịch do bản thân viết, tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.
• Sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, có thể có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
• Tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà tập trung vào những mối quan hệ có tác động đến người được viết tiểu sử, nhấn mạnh đến cống hiến, đóng góp của người được viết, không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Tiểu sử tóm tắt và văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam thắng cảnh). Tùy đối tượng, mục đích, nội dung mà có thể nhấn mạnh, khắc sâu vào những phần khác nhau. Về hành văn, văn bản thuyết minh còn yêu cầu cách diễn đạt phong phú giàu hình ảnh và biểu cảm.